Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ trong Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ trong Tiếng Anh

Cơ sở lí luận

Peter Roach (2009) định nghĩa trọng âm của một từ là âm được phát âm nổi bật hơn so với các âm còn lại. Âm tiết mang trọng âm có ít nhất bốn đặc điểm khác biệt sau:

- Có âm lượng ( loudness) lớn hơn các âm còn lại.

- Có trường độ( length ) dài hơn các âm còn lại.

- Có cao độ ( pitch ) cao hơn các âm còn lại.

- Nguyên âm của âm có trọng âm có đặc điểm (quality) khác với đặc điểm của các nguyên âm còn lại trong cùng một từ.

Thông thường bốn yếu tố trên thường xuất hiện cùng nhau trong một âm có trọng âm. Tuy nhiên, đôi khi chỉ một hoặc hai yếu tố cũng làm nên trọng âm của một từ. Các yếu tố trên có tầm quan trọng không giống nhau, trong đó cao độ và trường độ là hai yếu tố quan trọng nhất, giúp người nghe dễ dàng nhận ra trọng âm của một từ. Âm có trọng âm được đọc nhấn hơn các âm khác khoảng nửa âm và đọc gần như âm kéo dài.

Trọng âm của từ đặc biệt quan trọng trong quá trình nói (Brown, 1990, Field, 2004). Để xác định từ, người nói tiếng Anh bản địa hoặc người nghe dựa vào trọng âm của từ. Có thể khó khăn cho họ để hiểu một từ khi nói trọng âm sai (Brown, 1990, Jenkins, 2000).

Tương tự như vậy, Underhill (1994) đã gợi ý rằng các từ nói với âm thanh chính xác nhưng vị trí trọng âm sai sẽ khó hiểu hơn với những từ có trọng âm đúng, nhưng âm thanh không chính xác.

Không sử dụng đúng trọng âm là một trong những lỗi phát âm có thể dẫn đến sự hiểu lầm (Benrabah, 1997; Ur, 2003)

Cũng như giọng điệu và ngữ điệu, trọng âm của từ là một trong những đặc điểm nổi bật của văn bản nói (Ladefoged, 1993; Nunan, 1999). Theo Ladefoged (1993) và Kreidler (1997), mỗi từ trong tiếng Anh có nhiều hơn một âm tiết có trọng âm nổi bật. Mẫu trọng âm tiếng Anh là cố định. Những người nói Tiếng Anh không phải là người tạo ra trọng âm cho bất kỳ âm tiết mà họ chọn. Khi nghe người bản xứ tiếng Anh, chúng ta sẽ thấy rằng một số âm tiết của những lời lẽ chúng ta nghe được to hơn, dài hơn trong nguyên âm hay cao hơn trong cao độ.

 

doc 34 trang cucnguyen11 13844
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nhằm giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ trong Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
BÁO CÁO KẾT QUẢ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM GIÚP HỌC SINH 
SỬ DỤNG ĐÚNG TRỌNG ÂM CỦA TỪ TRONG TIẾNG ANH” 
 Tác giả sáng kiến: Dương Thị Ngọc Tú
 Mã sáng kiến: 096101
 Tam Dương, tháng 02 năm 2018
1. Lời giới thiệu
Lí do chọn đề tài.
Tầm quan trọng của tiếng Anh không thể phủ nhận và bỏ qua trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay vì nó được dùng phổ biến ở mọi nơi trên thế giới. Cùng với sự phát triển của công nghệ, Y học, Kỹ thuật và Giáo dục đó là những nơi mà tiếng Anh đóng vai trò quan trọng nhất.
Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm cũng như nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó vì những lý do như tìm được một công việc chất lượng cao, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi. Đó cũng là lý do tại sao việc dạy và học ngoại ngữ đang được quan tâm rất nhiều. Đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2015-2020" đã và đang đưa vào áp dụng trên toàn quốc. Chính vì vậy việc dạy và học ngoại ngữ càng yêu cầu cao hơn. Nếu như trước đây chỉ chú trọng về dạy ngữ pháp, không chú trọng kĩ năng thì bây giờ ngược lại. Kĩ năng giao tiếp được chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi học sinh cao hơn. Đối với học sinh ở thành phố các em có nhiều cơ hội học tập, được tiếp cận với tiếng Anh nhiều hơn, có nhiều phương tiện hỗ trợ học tập hơn. Còn đối với học sinh vùng nông thôn khó khăn việc học tiếng anh với các em không phải là dễ.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh bản thân luôn trăn trở vấn đề này và không ngừng đặt ra câu hỏi “Làm sao để học sinh có thể xác định được trọng âm của từ" điều đó không dễ một chút nào. Anh ngữ không phải một trong ngôn ngữ mà trọng âm của từ được định đoạt chỉ do quan hệ âm tiết của từ như có thể thực hiện trong Pháp ngữ (âm tiết cuối thường có trọng âm), tiếng Ba Lan (thường nhấn âm tiết cuối), hay tiếng Tiệp ( nhấn âm tiết đầu). Đối với người học Tiếng anh từ là một yếu tố quan trọng nhiều nhất. Trong học từ ngoài việc biết từ loại của từ, nghĩa từ, cách phát âm của từ thì trọng âm của từ cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên việc xác định đúng dấu nhấn (trọng âm) của từ lại không có một sách nào, bài nào trong chương trình phổ thông dạy cụ thể cho các em. Chính vì vậy học sinh thường né tránh hoặc lựa chọn theo cảm tính những câu hỏi liên quan đến trọng âm của từ trong các bài kiểm tra. Các em dường như không có khả năng làm dạng bài tập này. Ngoài ra tôi cũng nhận thấy hầu hết học sinh khi nói Tiếng Anh đều không chú ý đến trọng âm của các từ mà chỉ nói một cách đều đều, điều này làm giảm đi hiệu quả của việc sử dụng Tiếng Anh. Từ các cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, tôi đã quyết định thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
1.2 Mục đích của đề tài:
Trọng âm trong tiếng Anh là đặc biệt quan trọng, vì việc dùng đúng trọng âm là điều kiện tiên quyết để giao tiếp thành công bằng tiếng Anh.Ngoài ra, đối với các bạn học sinh, việc nắm vững các quy luật nhấn trọng âm trong tiếng Anh càng quan trọng hơn khi tỉ lệ xuất hiện của bài trọng âm trong đề thi THPT lên đến 100%. Chính vì vậy tôi đã quyết định thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tên:" “Một số phương pháp nhằm giúp học sinh sử dụng đúng trọng âm của từ trong Tiếng Anh’’. Mục đích của đề tài này là:
- Thứ nhất, làm cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng đúng trọng âm từ Tiếng Anh, từ đó giúp các em có ý thức về trọng âm trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình.
- Thứ hai, giúp học sinh nói Tiếng Anh một cách chính xác, đảm bảo chuẩn kiến thức môn học, qua đó giúp học sinh giải quyết được phần câu hỏi về kiến thức trọng âm trong các bài kiểm tra hoặc các bài thi THPT Quốc Gia.
- Thứ ba, đề tài này có thể giúp các giáo viên dạy ngoại ngữ có thêm một vài gợi ý nhỏ trong việc rèn luyện kỹ năng nói và kỹ năng làm bài tập về trọng âm cho học sinh.
2. Tên sáng kiến: 
Một số phương pháp nhằm giúp học sinh xác định đúng dấu trọng âm của từ trong Tiếng Anh.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Dương Thị Ngọc Tú
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo
- Số điện thoại: 0984 589 366 
E_mail: duongngoctu.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Thị Ngọc Tú
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
- Đề tài này, tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số phương pháp để giúp học sinh lớp 12 xác định đúng dấu trọng âm của từ trong Tiếng Anh và đề xuất một số cách học trọng âm một cách có hiệu quả.
- Về phía học sinh, tôi lựa chọn học sinh các lớp 12A2 và 12A4 trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc, do tôi trực tiếp giảng dạy học kỳ I năm học 2017 – 2018.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 1/9/ 2017
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Các phương pháp sử dụng:
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để tìm hiểu thực trạng việc học trọng âm của từ.
+ Thực hiện dạy thực nghiệm áp dụng những phương pháp để giúp học sinh xác định đúng trọng âm của từ
Khách thể nghiên cứu: 
Tôi lựa chọn đối tượng là: học sinh lớp 12 trường THPT Trần Hưng Đạo. Đây là đối tượng quan trọng để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc Gia.
* Giáo viên:
Người dạy thực nghiệm: Cô Dương Thị Ngọc Tú - là giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh tại lớp 12A2 và 12A4 ( Năm học 2017-2018).
* Học sinh:
 Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau. 
Bảng: Sĩ số và giới tính của học sinh 2 lớp 12 - Trường THPT Trần Hưng Đạo
Lớp
Sĩ số
Nam
Nữ
Lớp 12A2
30
10
20
Lớp 12A4
30
11
19
 Tôi chọn 2 lớp (một lớp dạy thể nghiệm, một lớp dạy đối chứng) hai lớp được chọn dạy có điều kiện và tính chất tương đương (sĩ số, chất lượng học sinh.) để kết quả thể nghiệm đảm bảo tính khách quan.
Lớp 12A2
Lớp: Thực nghiệm
Lớp 12A4
 Lớp: Đối chứng
+ Kiểm tra và đối chứng kết quả sau khi thực hiện đề tài
PHẦN I. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1. Cơ sở lí luận
Peter Roach (2009) định nghĩa trọng âm của một từ là âm được phát âm nổi bật hơn so với các âm còn lại. Âm tiết mang trọng âm có ít nhất bốn đặc điểm khác biệt sau: 
- Có âm lượng ( loudness) lớn hơn các âm còn lại. 
- Có trường độ( length ) dài hơn các âm còn lại. 
- Có cao độ ( pitch ) cao hơn các âm còn lại. 
- Nguyên âm của âm có trọng âm có đặc điểm (quality) khác với đặc điểm của các nguyên âm còn lại trong cùng một từ. 
Thông thường bốn yếu tố trên thường xuất hiện cùng nhau trong một âm có trọng âm. Tuy nhiên, đôi khi chỉ một hoặc hai yếu tố cũng làm nên trọng âm của một từ. Các yếu tố trên có tầm quan trọng không giống nhau, trong đó cao độ và trường độ là hai yếu tố quan trọng nhất, giúp người nghe dễ dàng nhận ra trọng âm của một từ. Âm có trọng âm được đọc nhấn hơn các âm khác khoảng nửa âm và đọc gần như âm kéo dài. 
Trọng âm của từ đặc biệt quan trọng trong quá trình nói (Brown, 1990, Field, 2004). Để xác định từ, người nói tiếng Anh bản địa hoặc người nghe dựa vào trọng âm của từ. Có thể khó khăn cho họ để hiểu một từ khi nói trọng âm sai (Brown, 1990, Jenkins, 2000). 
Tương tự như vậy, Underhill (1994) đã gợi ý rằng các từ nói với âm thanh chính xác nhưng vị trí trọng âm sai sẽ khó hiểu hơn với những từ có trọng âm đúng, nhưng âm thanh không chính xác.
Không sử dụng đúng trọng âm là một trong những lỗi phát âm có thể dẫn đến sự hiểu lầm (Benrabah, 1997; Ur, 2003)
Cũng như giọng điệu và ngữ điệu, trọng âm của từ là một trong những đặc điểm nổi bật của văn bản nói (Ladefoged, 1993; Nunan, 1999). Theo Ladefoged (1993) và Kreidler (1997), mỗi từ trong tiếng Anh có nhiều hơn một âm tiết có trọng âm nổi bật. Mẫu trọng âm tiếng Anh là cố định. Những người nói Tiếng Anh không phải là người tạo ra trọng âm cho bất kỳ âm tiết mà họ chọn. Khi nghe người bản xứ tiếng Anh, chúng ta sẽ thấy rằng một số âm tiết của những lời lẽ chúng ta nghe được to hơn, dài hơn trong nguyên âm hay cao hơn trong cao độ.
2. Cơ sở thực tiễn: 
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh bản thân luôn trăn trở vấn đề này và không ngừng đặt ra câu hỏi “Làm sao để học sinh có thể xác định được trọng âm của từ" điều đó không dễ một chút nào. Anh ngữ không phải một trong ngôn ngữ mà trọng âm của từ được định đoạt chỉ do quan hệ âm tiết của từ như có thể thực hiện trong Pháp ngữ (âm tiết cuối thường có trọng âm), tiếng Ba Lan (thường nhấn âm tiết cuối), hay tiếng Tiệp ( nhấn âm tiết đầu). Đối với người học Tiếng anh từ là một yếu tố quan trọng nhiều nhất. Trong học từ ngoài việc biết từ loại của từ, nghĩa từ, cách phát âm của từ thì trọng âm của từ cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên việc xác định đúng dấu nhấn (trọng âm) của từ lại không có một sách nào, bài nào trong chương trình phổ thông dạy cụ thể cho các em. Chính vì vậy học sinh thường né tránh hoặc lựa chọn theo cảm tính những câu hỏi liên quan đến trọng âm của từ trong các bài kiểm tra. Các em dường như không có khả năng làm dạng bài tập này. Ngoài ra tôi cũng nhận thấy hầu hết học sinh khi nói Tiếng Anh đều không chú ý đến trọng âm của các từ mà chỉ nói một cách đều đều, điều này làm giảm đi hiệu quả của việc sử dụng Tiếng Anh.
II. Một số phương pháp nhằm giúp học sinh xác định đúng dấu trọng âm của từ trong Tiếng Anh
1. Trong các giờ học chính khoá Tiếng Anh:
1.1 Giải pháp 1: 
Khi sử dụng Tiếng Anh, bản thân tôi luôn chú ý nói đúng trọng âm và ngữ điệu để hướng và tạo cho học sinh thói quen nghe một cách chính xác. Để làm được điều này, tôi luôn phải tự rèn luyện kĩ năng nói của mình sao cho thật chuẩn bằng nhiều cách như: nghe và luyện theo băng, sử dụng từ điển để tra những từ mình chưa chắc chắn, nghe các chương trình phát bằng Tiếng Anh trên truyền hình.
1.2 Giải pháp 2:
Khi dạy từ mới tôi luôn chú trọng đến trọng âm của các từ bằng cách sử dụng dấu nhấn trọng âm cho các từ mới đó và yêu cầu học sinh phải ghi cả phần này vào vở. Khi cho học sinh đọc từ, tôi cũng chú ý sửa cho học sinh nếu thấy các em đọc chưa đúng trọng âm bằng cách phát âm lại chính xác từ bị các em đọc sai và yêu cầu đọc lại cho đúng.
1.3 Giải pháp 3:
Giải pháp này được sử dụng trong các tiết Language focus của Unit 3, Unit 4 và Unit 5. Do thời gian dành cho phần trọng âm trong mỗi tiết Language Focus chỉ từ 10 dến 15 phút nên chỉ đủ thời gian cho học sinh nghe băng và lặp lại cách phát âm của các từ. Giáo viên không có thời gian để giải thích cho học sinh một số quy tắc chung liên quan đến trọng âm. Học sinh chỉ nắm được trọng âm của những từ có trong sách giáo khoa. Vì vậy trước mỗi tiết dạy Language Focus của các Unit 3, Unit 4 và Unit 5, tôi đều yêu cầu học sinh xem trước phần “stress” ở nhà, chia lớp thành các nhóm gồm 5 học sinh và yêu cầu các nhóm tìm thêm các từ có cách thức nhấn trọng âm tương tự, viết chúng dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm về trọng âm vào bảng phụ trước. Mỗi nhóm chuẩn bị 3 câu hỏi. 
Ở lớp, tôi tiến hành dạy phần trọng âm như sau:
- Trước tiên tôi cho học sinh nghe băng 1 lần để nhận biết trọng âm của các từ sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại theo băng 2 lần.
- Tôi kiểm tra lại xem học sinh đã nắm được vị trí trọng âm của các từ chưa.
- Cho học sinh nghe phần “Practise reading the sentences” và gọi một số học sinh đọc lại.
Sau cùng tôi tổ chức cho các nhóm trao đổi bảng phụ với nhau, làm bài tập trên các bảng phụ đó.
1.4. Giải pháp 4: 
Đây là giải pháp quan trọng nhất của đề tài này dựa theo câu thành ngữ “Practice makes perfect”. Trước mỗi tiết học tôi chuẩn bị trước 2 câu hỏi trắc nghiệm về trọng âm với yêu cầu “Choose the word whose stress is differently placed from the others” (Chọn từ có vị trí trọng âm khác với các từ còn lại). Các từ được chọn trong 2 câu hỏi này là những từ sẽ được sử dụng trong giờ học đó. Hai câu hỏi này có thể viết trước ở bảng phụ, hoặc soạn trên bài giảng điện tử để trình chiếu trên máy chiếu. Cuối mỗi giờ học, tôi dành từ 30 giây đến 1 phút để học sinh trả lời hai câu hỏi đó và phát âm những từ ở trong hai câu hỏi đó. Học sinh nào có đáp án đúng và phát âm chính xác trọng âm của các từ đó sẽ nhận được một phiếu điểm thưởng. Phiếu này dùng để cộng điểm cho học sinh vào các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết hay kiểm tra học kì theo tỉ lệ:
 + 3 phiếu = 1 điểm bài kiểm tra 15 phút.
 + 6 phiếu = 1 điểm bài kiểm tra 45 phút.
 + 9 phiếu = 1 điểm bài kiểm tra học kì.
Giải pháp này được thực hiện trong các giờ dạy của 14 đơn vị bài học và các bài Test yourself. Như vậy sau mỗi tiết học, học sinh sẽ nắm được trọng âm của 8 từ và sau các tiết học của 14 đơn vị bài học và 6 bài Test yourself, học sinh đã được luyện tập trọng âm của rất nhiều từ.
Khi tôi thực hiện giải pháp này, tôi nhận thấy học sinh muốn trả lời đúng và đọc đúng thì sẽ phải chú ý lắng nghe hơn, có hứng thú hơn khi học về ngữ âm . Đồng thời phiếu điểm thưởng có tác dụng kích thích học sinh chú ý học tập, hăng hái xung phong để được trả lời câu hỏi. Ngoài ra nó cũng giúp học sinh cải thiện điểm số của mình một cách chính đáng và giúp giáo viên đánh giá một cách chính xác và khách quan hơn với năng lực của học sinh.
Các câu hỏi cho phần này được liệt kê trong bảng sau.
Unit 1
Lesson A : Reading
 1: A. pressure 	B. supportive C. possible D. parents
 2: A. caring 	B. household C. believe D. problem
Lesson B : Speaking
1:A.before 	B.decision C.important D.personal 
2:A.family 	B. secret C. person D. member 
Lesson C : Listening
1:A.together 	B. dinner C. leftover D. children
2:A.excited 	B. often C. crowded D. rarely
Lesson D : Writing
 1:A.prepare B. allow C. finish D. discuss
 2:A.permit B. different C. grandfather D. idea
Lesson E : Language Focus
1:A.party B. listen C.enjoy D. married 2:A. central B. expensive C. interesting D. anywhere
Unit 2
Lesson A : Reading
 1:A.traditional B. contractual C. marriage D.difference 
 2:A. maintain B.physical C. majority D. reject
Lesson B : Speaking
 1:A.generation B.happy C.public D. grocery
 2:A.country B.holiday C.precede D. income
Lesson C : Listening
1:A.banquet B.ceremony C.exchange D.altar
 2.A.envelope B.attend C.ancestor D.schedule
Lesson D : Writing
 1.A.conical B.picture C.symbol D.Vietnamese
 2.A.culture B.attractive C. protect D.material
Lesson E : Language Focus
1.A.police B.decide C. arrest D.neighbour
 2.A.several B.grateful C. photography D.thousand
Unit 3
Lesson A :Reading
 1:A. assistance B.attention C.situation D.attract
 2.A.appropriate B.verbal C.signal D.airport
Lesson B : Speaking
1.A. beautiful B. perfect C.today D.terrible
2.A. colour B. dancer C.really D.American 
Lesson C : Listening
1.A.marvellous B.argument C.adult D.maximum
2.A. consider B.installed C.attack D.regulation
Lesson D : Writing
1.A. depend B.observe C.Abruptly D.necessary
2.A. action B.apology C.common D.difficult
Lesson E : Language Focus
1. A.company B.successful C. because D. discuss
2.A. explain B. marketing C.office D.visit
Test yourself A
1. A. education	B. necessary	C. parent	D. languages
2. A. gestures	B. interest	C. example	D. movement
Unit 4
Lesson A : Reading
1.A.compulsory B.September C.January D.curriculum 
 2. A.system B. environment C.goverment D.February
Lesson B : Speaking
 1.A.secondary B.primary C.education D.nursery
 2.A.examination B.national C.optional D.lower
Lesson C : Listening
 1.A.methodical B.teacher C.actually D.carefully
 2.A. behave B.always C.listen D.struggle
Lesson D : Writing
 1.A.early B.upper C.formal D. academic
 2.A.follow B. suggestion C. system D.writing	
Lesson E : Language Focus
1.A.algebra B.chemistry C.physical D.computing
2.A.typical B.normally C.surprise D. medicine
Unit 5
Lesson A : Reading
 1.A.roommate B.campus C.graduate D.engineer
 2.A.colleges B.challenge C.inflation D.library
Lesson B : Speaking
 1.A.applicant B.entrance C.letter D.result
 2.A.application B.certificate C.identity D.require
Lesson C : Listening
1.A.proportion B.rural C.majority D.tutorial
2.A.appointment B.international C.agriculture D.university
Lesson D : Writing
 1.A.tertiary B.undergraduate C.information D.introduction
 2.A.supply B.tuition C.provide D.section
Lesson E : Language Focus
1.A.mathematics B.geographical C.archeology D.proficiency
2.A.allow B. philosophy C.address D.language
Unit 6
Lesson A : Reading
 1.A. stressful B.impression C.candidate D.concentrate
 2.A.vacancy B.experience C.position D.enthusiasm
Lesson B : Speaking
 1.A. fascinating B.customer C.irrigation D.waiter
 2.A. pilot B.construct C.condition D.computer
Lesson C : Listening
 1.category B.retail C.workforce D.wholesale
 2.A.service B.lawyer C.economy D.worker
Lesson D : Writing
 1.A.accompany B. diploma C.express D.interest
 2.A.apply B.character C.level D.travel
Lesson E : Language Focus
1.A.classroom B.schoolyard C.cowboy D.discover
2.A.several B.recovered C.arrow D.money
Test yourself B
1. A. qualification	B. normally	C. common	D. possible
2. A. discover	B. intensive	C. computer	D. independent
Unit 8
Lesson A : Reading
 1.A. pessimistic B.optimistic C.unexpected D.contribute
 2.A.security B. technology C.disappear D.invention
Lesson B : Speaking
1.A.Chinese B. declare C.Standard D.Disease
2.A.atmosphere B.prediction C.science D. fatal
Lesson C : Listening
 1.A.incredible B.eradicated C.fatal D.eternal
 2.A.mushroom B.expectancy C.curable D.general
Lesson D : Writing
 1.A.conflict B.harmony C.desire D.violent
 2.A.together B.organize C.concern D.employment 
Lesson E : Language Focus
1.A.across B.butcher C.cancer D.famous
2.A.opposite B.business C.among D.contract 
Test yourself C
1. A. electric	B. famine	C. climate	D. office
2. A. expert	B. increase	C. urgent	D. message
Unit 10
Lesson A : Reading
 1.A. extinction B.destroy C. habitat D.depend
 2.A. effort B. species C.temperature D.destruction
Lesson B : Speaking
 1.A.forest B.hunting C.mountain D. illegal
 2.A.endangered B.tropical C.bamboo D. decline
Lesson C : Listening
 1.A. mother B.peaceful C.picture D.repeat 
 2.A.hunter B.baby C.attain D. sociable
Lesson D : Writing
1.A.problem B. awareness C.polluted D. enough 2.A.condition B.product C.begin D.reserve
Lesson E : Language Focus
1.A.careful B. carrot C. canal D.children
2.A.manage B. footpath C. decide D.Christmas
Test yourself D
1.A. panda	B. elephant	C. continent	D. decline
2. A. numerous	B. remain	C. decrease	D. advanced
Unit 11
Lesson A : Reading
 1.A.television B.different C.subject D.again
 2.A.people B.understand C.information D.entertainment 
Lesson B : Speaking
1.A.quickly B.conversation C.character D.following
2.A.practise B.parent C.enjoy D.moment
Lesson C : Listening
 1.A. reunited B.survive C.unnoticed D.resolve
 2.A.wilderness B.family C.character D. recommend
Lesson D : Writing
 1.A.summary B.content C. conclusion D.title
 2.A.recently B.correct C.result D.partner
Lesson E : Language Focus
1.A.machine B.hotel C.district D.sunny
 2.A.pleasant B.possible C.prepare D.tourist
Unit 12
Lesson A : Reading
1.A. commit B.eject C.movement D.award
2.A.period B. vertical C.penalty D.interfere
Lesson B : Speaking
1.A.individually B.windsurfing C. regulator D. referee 
2.A.appopriate B.adventurous C. attack D.dangerous
Lesson C : Listening
1.A. equipment B.championship C.perform D. event
2.A.formal B. publicity C.method D. national
Lesson D : Writing
 1.A.example B.position C. apart D.action
 2.A.exercise B.instruction C.above D.ahead
Lesson E : Language Focus
1.A.accident B.supply C. handsome D. awful 
2.A.happen B.exist C.interest D. postman
Unit 13
Lesson A : Reading
 1.A. festival B. participate C.volleyball D. excellent
 2.A. medal B.composed C.impressive D.prepare
Lesson B : Speaking
 1.A.athletics B. athlete C.swimming D.football 
 2.A.reason B.result C.final D. rival
Lesson C : Listening
1.A.competition B.employee C.Vietnamese D.restaurant
2.A.newspaper B.decide C.proposal D. compete
Lesson D : Writing
1.A.weather B. attitude C. spectator D. striker
2.A.competition B.introduction C.combination D.description
Lesson E : Language Focus
1.A.pict

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_nham_giup_hoc_sinh.doc