Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục cho học sinh lớp 2/1 tại trường Tiểu học Minh Thuận 1
Trong những năm gần đây, mạng xã hội đã đăng tải rất nhiều những thông tin về trẻ em trong độ tuổi đến trường bị xâm hại tình dục thường là các em từ khoảng 13 tuổi trở lên. Nhưng gần đây lại có nhiều trường hợp xảy ra ở lứa tuổi nhỏ hơn, mà phần lớn là những em trong độ tuổi học tiểu học. Từ thực tế cho thấy, việc xâm hại tình dục trẻ em được thể hiện thông qua những hành vi như: buông lời dụ ngọt, sờ mó, vuốt ve, đụng chạm, cho xem tranh ảnh khiêu dâm, cưỡng ép quan hệ tình dục hoặc mua bán tình dục, Qua việc tìm hiểu thì phần lớn các em bị xâm hại tình dục trong độ tuổi này là do các em chưa có nhiều kĩ năng phòng tránh khi bị người khác xâm hại.
Đặc biệt trong thời gian qua, ngành giáo dục đã rất quan tâm đến việc rèn kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục cho học sinh. Bản thân tôi là một giáo viên dạy lớp 2, tôi thấy việc trang bị kiến thức về sức khỏe tình dục ngay thời điểm này là hết sức cần thiết.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số : . Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục cho học sinh lớp 2/1, năm học 2021 - 2022 ở trường Tiểu học Minh Thuận 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đề tài sáng kiến áp dụng trong lĩnh vực giáo dục bậc tiểu học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trong những năm gần đây, mạng xã hội đã đăng tải rất nhiều những thông tin về trẻ em trong độ tuổi đến trường bị xâm hại tình dục thường là các em từ khoảng 13 tuổi trở lên. Nhưng gần đây lại có nhiều trường hợp xảy ra ở lứa tuổi nhỏ hơn, mà phần lớn là những em trong độ tuổi học tiểu học. Từ thực tế cho thấy, việc xâm hại tình dục trẻ em được thể hiện thông qua những hành vi như: buông lời dụ ngọt, sờ mó, vuốt ve, đụng chạm, cho xem tranh ảnh khiêu dâm, cưỡng ép quan hệ tình dục hoặc mua bán tình dục, Qua việc tìm hiểu thì phần lớn các em bị xâm hại tình dục trong độ tuổi này là do các em chưa có nhiều kĩ năng phòng tránh khi bị người khác xâm hại. Đặc biệt trong thời gian qua, ngành giáo dục đã rất quan tâm đến việc rèn kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục cho học sinh. Bản thân tôi là một giáo viên dạy lớp 2, tôi thấy việc trang bị kiến thức về sức khỏe tình dục ngay thời điểm này là hết sức cần thiết. Tuy nhiên trong thực tế rèn luyện kĩ năng này cho học sinh lớp mình, tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau: + Thuận lợi: Nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Chính quyền Địa phương. Học sinh lớp 2 là lứa tuổi còn nhỏ, thích khám phá và thích trãi nghiệm...Đa số các em học sinh rất hiếu động: ham học hỏi, thích hoạt động, + Khó khăn: Ở lứa tuổi này các em chưa nhận thức đầy đủ về việc phòng tránh bị xâm hại tình dục nên rất dễ sa vào cạm bẫy của những thành phần xấu. Sự phát triển mặt sinh lí và tâm lí của các em chưa được đồng bộ nên có nhiều mâu thuẫn trong nội tâm. Trên thực tế cho thấy có rất nhiều em do hoàn cảnh kinh tế khó khăn suốt ngày phải đi lao động ít có thời gian gần gũi các em hoặc một số em phải sống với người thân cha mẹ đi làm xa. Qua khảo sát sơ bộ vào đầu năm học tôi nhận thấy các em đa số chưa có hiểu biết gì về các hành vi và kĩ năng đôi bị xâm hại tình dục: TSHS Các biểu hiện bị xâm hại tình dục Kĩ năng đối phó lại các hành vi bị xâm hại Nhận biết được Chưa nhận biết được Có kĩ năng đối phó Chưa có kĩ năng đối phó 33 8 em (24%) 25 em (76%) 10 em (30,3%) 23 em (69,7%) Từ kết quả khảo sát trên cho thấy rằng việc rèn kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục là hết sức cần thiết và cấp bách. Chính vì thế tôi đã nghiên cứu “Một số giải pháp rèn kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục cho học sinh lớp 2/1, năm học 2021 - 2022 ở trường Tiểu học Minh Thuận 1. ” 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp : - Mục tiêu chung: Giải pháp rèn kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục nhằm giúp cho học sinh nâng cao hiểu biết và có thể chủ động trong việc phòng tránh bị xâm hại tình dục. Để từ đó, các em có thể vận dụng những kĩ năng này vào cuộc sống hằng ngày của mình. - Mục tiêu cụ thể: * Giúp học sinh nhận biết hành vi, biểu hiện nhằm cố ý xâm hại tình dục . * Bước đầu có kỹ năng phòng tránh và vận dụng tốt những kiến thức, kĩ năng về cách phòng tránh bị xâm hại tình dục. * Biết tuyên truyền với bạn bè, người thân về các kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục. b. Nội dung giải pháp Để thực hiện có hiệu quả việc rèn cho học sinh các kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục thì không thể làm được ngay trong một sớm một chiều. Theo tôi cần phải có một thời gian nhất định để có thể giúp các em được nhận thức, đồng thời nâng cao ý thức phòng tránh bị xâm hại tình dục. 3.2.1. Tên các giải pháp * Rèn kĩ năng nhận biết những biểu hiện hành vi bị xâm hại * Rèn kĩ năng đối phó lại hành vi bị xâm hại * Nêu cao tinh thần phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và xã hội 3.2.2.Triển khai các giải pháp Giải pháp 1: Rèn kĩ năng nhận biết những biểu hiện hành vi xâm hại Hành vi là một việc làm cụ thể nhưng trước khi một hành vi nào đó được thực hiện thì nó đều được biểu hiện ra bên ngoài. Học sinh lớp 2 là lứa tuổi còn vụng dại, chưa có nhiều kinh nghiệm sống. Chính vì vậy mà việc nhận biết những biểu hiện bị xâm hại tình dục của người xấu chưa được thấu đáo. Đứng trước nguy cơ bị xâm hại tình dục, hầu hết các em đều ít có khả năng nhận ra. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các em bị xâm hại tình dục. Cho nên vai trò của giáo viên trong việc rèn kĩ năng nhận biết các hành vi xâm hại tình dục cho các em là hết sức quan trọng. Hành động 1: Trong quá trình giáo dục học sinh lớp mình, tôi đã rèn cho các em nhiều kĩ năng hữu ích nhằm giúp các em có thể nhận biết được những biểu hiện của hành vi muốn xâm hại tình dục của đối phương là người khác giới. Thông qua những bài học có nội dung liên quan, tôi đã giúp các em rèn luyện kĩ năng nhận biết các biểu hiện của hành vi muốn xâm hại tình dục như: nhìn, nói, chạm, ôm và khi ở một mình. Ví dụ: Ngay từ ngày đầu đến lớp, tôi đã giáo dục các em về giới tính vàhướng dẫn khi các em có nhu cầu đi vệ sinh cá nhân phải đi đúng nơi quy định, bên nam bên nữ rõ ràng không được đi chung vì lứa tuổi của các em rất tò mò và hiếu động để tránh các em khác có hành động không tốt hay những lời nói không nên. Hành động 2: Trong các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động ngoại khóa giáo dục cho các em qua các hoạt động vui chơi lồng ghép cho các em xem những đoạn clip về những tình huống có thể trẻ đang bị xâm hại, hoạc các hình ảnh mang tính chất tuyên truyền giáo dục học sinh về nâng cao ý thức phòng tránh bị xâm hại tình dục. Đồng thời tôi đã hướng dẫn học sinh 5 kiểu báo động dẫn tới nguy cơ bị xâm hại tình dục và dấu hiệu nhận biết như sau: Báo động nhìn ( khi bị người khác nhìn đắm đuối vào vùng kín), báo động nói ( khi nghe những lời nói có tính chất khiêu dâm), báo động chạm ( khi bị người khác sờ mó vào vùng nhạy cảm), báo động ôm ( khi bị người khác cố ý ôm, cọ xát vào cơ thể),báo động một mình ( khi đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ). Ví dụ: Trong buổi sinh hoạt lớp tôi cho các em xem một đoạn clip với tình huống “ Trong lúc một bé gái đứng chơi trước sân nhà thì có một người nam lạ mặt nói là người thân của bố mẹ đến buông lời dụ ngọt cho bánh kẹo, cho quà rồi sờ mó bé gái, vuốt ve khắp người cô bé” Tôi yêu cầu các em nêu các hành động mà người thanh niên lạ mặt đã làm với bé. Từ tình huống này tôi giáo dục học sinh nhận biết những kiểu hành động dẫn tới việc bị xâm hại tình dục. Giải pháp này đã thử nghiệm và kiểm chứng đầu năm học 2021-2022, kết quả như sau: Khối Lớp Giải pháp Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Tỉ lệ SL TL Hai Giải pháp 1 3 giáo viên chưa thấy hết vai trò trách nhiệm của mình trong việc rèn kĩ năng nhận biết hành vi xâm hại tình dục Còn 1 giáo viên chưa thấy hết vai trò trách nhiệm của mình trong việc rèn kĩ năng nhận biết hành vi xâm hại tình dục. 4 75% Sau một thời gian ngắn rèn luyện kĩ năng này, việc nhận thức về việc phòng tránh bị xâm hại tình dục của các em được nâng lên rất nhiều. Các em có khả năng biết được những biểu hiện của đối phương khi muốn xâm hại các em. Tính mới của giải pháp này là rèn các kĩ nhăng nhận biết cho các em bẳng những hình ảnh thực tế, clip tình huống gần gũi với thực tế cuộc sống hằng ngày của các em. Sau một thời gian ngắn rèn luyện kĩ năng này, tôi thấy việc nhận thức về việc phòng tránh bị xâm hại tình dục của các em được nâng lên rất nhiều. Các em có khả năng nhận dạng được những biểu hiện của đối phương khi muốn xâm hại các em. Giảỉ pháp này hoàn toàn mới, có tính sáng tạo, được áp dụng lần đầu tiên. Giải pháp 2: Rèn kĩ năng đối phó lại hành vi bị xâm hại Đối phó lại những hành vi sai trái để bảo vệ mình là một việc làm mang tính nghệ thuật cao, đối phó lại việc bị người khác xâm hại tình dục cũng không ngoại lệ. Học sinh lớp 2 là một lứa tuổi đang phát triển dần về mặt tâm sinh lí nhưng xét về mặt tâm lí vẫn còn là một đứa trẻ nên nguy cơ bị xâm hại rất cao. Nhận thấy rõ đặc điểm này, tôi đã tiến hành rèn cho các em những kĩ năng cơ bản nhằm đối phó lại các hành vi xâm hại tình dục của người xấu: Hành động 1: Thông qua các bài học có liên quan đến phòng tránh xâm hại tình dục, tôi đã hình thành cho các em kĩ năng đối phó lại hành vi bọ xâm hại. Từ những phương tiện sẵn có như: tranh, ảnh, mô hình, tôi đã tiến hành cho các em tham gia nhiều hoạt động hữu ích cho cả lớp như: Cho các em thi tìm nhanh những địa chỉ đáng tin cậy để tìm kiếm sự giúp đỡ khi đứng trước nguy cơ bị xâm hại tình dục. Cho các em tham gia diễn những tình huống có tính chất rèn kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục. Ví dụ: Xen lẫn tiết dạy tôi cho hai đội thi tìm nhanh những địa chỉ đáng tin cậy ( người thân, thầy cố giáo, chú công an, chú bảo vệ,). Đội nào nêu đúng địa chỉ đáng tin cậy trong thời gian nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Hành động 2: Thông qua những giờ hoạt động trải nghiệm trên lớp, tôi đã giúp các em rèn kĩ năng nhớ những khẩu hiệu phòng tránh bị xâm hại tình dục dưới dạng những câu thơ đồng dao, Ví dụ: những câu thơ, đồng dao giúp các em dễ nhớ: “Mỗi khi bố mẹ vắng nhà. Em cần cửa đóng, then cài chớ quên” “Khi đi đường vắng một mình. Trùng trùng nguy hiểm em đừng có đi”. “ Có ai cho kẹo, cho quà. Nhờ em đi hộ việc này cho tôi. Em liền từ chối chớ ham. Coi chừng người xấu muốn làm gì em”. “Có ai xa lạ. Cho đi nhờ xe. Em phải chối từ. Nói với người đó: Người nhà cạnh bên” Đồng thời nhắc các em thực hiện những khẩu hiệu đó ở mọi lúc mọi nơi. Khối Lớp Giải pháp Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Tỉ lệ SL TL Hai Giải pháp 2 4 giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đối phó lại hành vi bị xâm hại Còn 1 giáo viên chưa thấy được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đối phó lại hành vi bị xâm hại 4 75% Sau một thời gian thực hiện biện pháp này, tôi nhận thấy kĩ năng đối phó lại các hành vi bị xâm hại tình dục của các em được hình thành một cách tự nhiên. Nhiều em có khả năng tự vệ khi gặp những tình huống xấu có thể nguy hại đến bản thân mình. Tính mới của giải pháp này là rèn kĩ năng đối phó hành vi bị xâm hại bằng những hoạt động trò chơi, những câu thơ tạo cho các em cảm giác thoải mái và khắc sâu hơn các kĩ năng đã được hướng dẫn thông qua các tiết học không chỉ dạy các kiến thức môn học mà các em còn được dạy về các kĩ năng thực tế trong cuộc sống. Giảỉ pháp này hoàn toàn mới, có tính sáng tạo, được áp dụng lần đầu tiên. Giải pháp 3: Nêu cao tinh thần phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình, nhà trường và xã hội là các nhân tố quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Giáo dục hình thành kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục cho các em cũng thế. Ở lớp tôi đang giảng dạy, đại bộ phận các em là con gia đình nghèo, cha mẹ đi làm xa hoặc cha mẹ bận làm kinh tế gia đình nên ít có thời gian quan tâm đến các em. Chính vì thế mà việc rèn kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục cho các em gặp rất nhiều trở ngại. Hành động 1: Đầu năm học, tôi đã xin số điện thoại của gia đình từng em trong lớp để tiện trao đổi, ngoài ra còn tạo nhóm trên zalo với phụ huynh, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình cũng như môi trường sống hiện tại của các em, nhất là những em không được sống cùng cha mẹ. Thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh định kì, tôi đã thông báo lịch học ở trường đến gia đình các em và yêu cầu họ quản lí con em của họ chặt chẽ hơn. Đồng thời phối hợp với phụ huynh trong việc xây dựng mối liên hệ trong việc quản lý con em của họ. Tránh tình trạng phụ huynh ỷ lại việc giáo dục con họ là trách nhiệm của nhà trường. Phụ huynh thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình học tập ở nhà, cũng như những khó khăn mà các em đã gặp phải và có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Ví dụ: Vào buổi họp phụ huynh ngoài việc trao đổi về vấn đề học tập, tôi trao đổi thêm với phụ huynh về những vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay là giúp các em có kĩ năng phòng tránh bị xâm hại, để phụ huynh thấy được vấn đề mà phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm. Hành động 2: Việc phối hợp với địa phương xử lý những tình huống mà trẻ bị xâm hại. cần được can thiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Từ những bài học cụ thể đã rèn luyện cho các em ở trên lớp, tôi mạnh dạn đề nghị họ cùng trải nghiệm với con em của mình để các em không quên những gì đã học. Ví dụ: Qua trò chuyện với học sinh biết được em không được sống cùng cha mẹ do cha me đã ly hôn, và đã có gia đình khác. Em phải ở cùng ông bà, hằng ngày ông bà đi bán vé số, hoàn cảnh sống thiếu thốn lại ở nhà một mình nên rất dễ bị ngưới khác dụ dỗ, có thể cho quà bánh dụ em để thực hiện hành vi xâm hại. Tôi đã báo tình hình đến BGH nhà trường để có những hỗ trợ kịp thời, cũng có liên hệ với chính quyền địa phương để em được hỗ trợ. Khối Lớp Giải pháp Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Tỉ lệ SL TL Hai Giải pháp 3 4 giáo viên chưa thấy được việc nêu cao tinh thần phối hợp với gia đình, nhà trường, xã hội Còn 1 giáo viên chưa thấy được việc nêu cao tinh thần phối hợp với gia đình, nhà trường, xã hội. 4 75% Sau một thời gian ngắn, tôi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo phụ huynh trong lớp. Cũng nhờ thế mà việc rèn kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục cho các em được tiến hành rất thuận tiện. Tính mới của giải pháp này là luôn coi trọng vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội. Đó là những nhân tố giúp các em nâng cao nhận thức và những hiểu biết ban đầu để các em hình thành được những kĩ năng phòng tránh bị xâm hại. Giảỉ pháp này hoàn toàn mới, có tính sáng tạo, được áp dụng lần đầu tiên. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Các giải pháp đã nêu được tôi áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên ở lớp mình phụ trách. Trên thực tế đã được áp dụng trong đơn vị trường TH Minh Thuận 1 có hiệu quả. Có thể nhân rộng các trường trong huyện. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Qua một học kỳ áp dụng giải pháp này, tôi thấy nhận thức của các em về kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục được nâng lên rõ rệt. Các em biết được những biểu hiện xâm hại tình dục, đồng thời có kĩ năng đối phó lại các hành vi xâm hại tình dục. Không có trường hợp học sinh bị xâm hại tình dục ở nhà hay ở trường. Đa số phụ huynh cũng phối hợp tốt với giáo viên góp phần nâng cao nhận thức cho các em. Đầu năm học có 33 học sinh. Nhận biết được biểu hiện xâm hại tỉnh dục là 8 em ( tỉ lệ 24 %), học sinh chưa nhận biết được những biểu hiện xâm hại tình dục là 25 em (tỉ lệ 76 %) và kĩ năng đối phó lại các hành vi bị xâm hại tình dục là 10 em (30,3%), chưa có kĩ năng đối phó là 23 em (69,7%). Nhưng đến cuối học kì I thì học sinh nhận biết được biểu hiện xâm hại tỉnh dục là 33/33 em (tăng 76 % so với đầu năm), học sinh chưa nhận biết những biểu hiện là 0/33 em ( giảm 76% so với đầu năm), có kĩ năng đối phó lại các hành vi bị xâm hại tình dục là 33/33 em (tăng 69,7% so với đầu năm), học sinh không có kĩ năng đối phó là 0/33 em (giảm 69,7% so với đầu năm). Sau đây là những số liệu mà tôi đã ghi nhận: TSHS Các biểu hiện bị xâm hại tình dục Kĩ năng đối phó lại các hành vi bị xâm hại Nhận biết được Chưa nhận biết được Có kĩ năng đối phó Chưa có kĩ năng đối phó Đầu năm 33 8 em (24%) 25 em (76%) 10 em (30,3%) 23 em (69,7%) Cuối HKI 33 33 em (100%) 0 em (0%) 33 em (100%) 0 em (0%) Tăng 76 % Giảm 69,7 % 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: - Bản vẽ, sơ đồ: không (bản) - Bản tính toán: không (bản) - Các tài liệu khác: + Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến cấp cơ sở + Giấy chứng nhận sáng kiến cấp trường Minh Thuận, ngày 17 tháng 02 năm 2022 Người mô tả Trần Thị Song Nương Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_phong_tra.doc