Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong môn giáo dục công dân lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong môn giáo dục công dân lớp 7

Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu .Có thể khẳng định rằng, môn học này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành vàphát triển nhân cách của họcsinh.

Hơn nữa, môn giáo dục công dân còn đóng vai trò chính trong việc tích hợp rất nhiều vấn đề như :Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông…..

Trước đây, bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) không được coi trọng ở trường phổ thông, người dạy thường trái môn, giáo viên thiếu tiết theo quy định thì dạy kèm để đủ tiết định biên hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp nào thì dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp đó. Vì vậy, giáo viên dạy bộ môn này chưa có sự đầu tư trong bài dạy. Nội dung bài dạy đơn điệu, sơ sài. Thậm chí giờ dạy chỉ qua loa, chiếu lệ. Hiện nay, bộ môn GDCD đã được chỉ đạo cải tiến về phương pháp dạy học cùng như những đợt hội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp hay những đợt thanh tra chuyên môn, giáo viên được cọ sát, học hỏi rất nhiều. Song nếu chỉ qua những đợt thi đó thì chưa đủ mà giáo viên còn phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học đồng thời khêu gợi niềm say mê, hứng thú của học sinh với bộ môn giáo dục nhân cách này. 

docx 24 trang Phúc Hảo 17/05/2024 6995
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong môn giáo dục công dân lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
I –LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lí do khách quan
Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu .Có thể khẳng định rằng, môn học này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Hơn nữa, môn giáo dục công dân còn đóng vai trò chính trong việc tích hợp rất nhiều vấn đề như :Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông..
Trước đây, bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) không được coi trọng ở trường phổ thông, người dạy thường trái môn, giáo viên thiếu tiết theo quy định thì dạy kèm để đủ tiết định biên hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp nào thì dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp đó. Vì vậy, giáo viên dạy bộ môn này chưa có sự đầu tư trong bài dạy. Nội dung bài dạy đơn điệu, sơ sài. Thậm chí giờ dạy chỉ qua loa, chiếu lệ. Hiện nay, bộ môn GDCD đã được chỉ đạo cải tiến về phương pháp dạy học cùng như những đợt hội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp hay những đợt thanh tra chuyên môn, giáo viên được cọ sát, học hỏi rất nhiều. Song nếu chỉ qua những đợt thi đó thì chưa đủ mà giáo viên còn phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học đồng thời khêu gợi niềm say mê, hứng thú của học sinh với bộ môn giáo dục nhân cách này. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Tạo hứng thú cho học sinh trong bộ môn Giáo dục công dân”.
Lý do chủ quan:
Đổi mới phương pháp dạy học là một phần quan trọng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Phương pháp dạy học mới sẽ phát huy tính tích cực , tạo hứng thú để các em chủ động học tập chiễm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn và giám sát của các thầy cô giáo. Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy các em chưa hứng thú với môn giáo dục công dân. Khá nhiều học sinh cho rằng môn Giáo dục công dân đơn thuần chỉ là môn học chính trị thuần túy hay chỉ là môn học bổ trợ thêm kiến thức. Các em thường tập trung vào các môn Toán, Văn, tiếng Anh mà ít chú trọng tới môn học này. Chính bởi vậy mà tình trạng không chuẩn bị bài trước khi đến lớp vẫn tồn tại khá phổ biến. Ở hầu hết các trường lớp, học sinh thường khá bị động trong việc
tự chuẩn bị bài ở nhà, kể cả khi giáo viên kiểm tra, các em vẫn có xu hướng làm hình thức đối phó.
Về phía người dạy, qua thực tế có thể nhận thấy, phần lớn giáo viên vẫn lên lớp bằng phương pháp truyền thống: thầy đọc, trò chép, tạo cảm giác mệt mỏi, thụ động đối với học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. Một số giáo viên lên lớp với tâm lý cho rằng môn của mình là môn phụ nên ít có sự quan tâm, đầu tư trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp.
Bên cạnh đó, việc thiếu những dẫn chứng sinh động trong thực tế cũng như thiếu những dụng cụ trực quan làm cho các tiết học trở nên khô khan, nhàm chán, không gây được sự hứng thú đối với học sinh. Hệ quả tất yếu là chất lượng tiết học có nhiều hạn chế.
Bản thân tôi là người trực tiếp giảng dạy bộ môn giáo dục công dân, tôi thực sự trăn trở và thiết nghĩ cần phải có sự đổi mới phương pháp dạy học để thay đổi nhận thức của học sinh, hiểu được vai trò và tầm quan trọng của môn học. Từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục công dân đạt hiệu quả, chất lượng cao, nhất là trong sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Trong phạm vi đề tài này, tôi muốn nhấn mạnh đến giải pháp tạo ra hứng thú tích cực thực sự cho học sinh đối với môn học giáo dục công dân.
MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích
Trên cơ sở lý luận đã nêu việc thực hiện đề tài này về cơ bản nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập ở lớp cũng như ở nhà đối với môn học, kích thích hoạt động sáng tạo, xây dựng cơ hội khám phá, ứng dụng tri thức bằng thúc đẩy hoạt động tìm hiểu thực hành, từ đó các em tích cực tham gia vào bài học hơn tránh được sự nhàm chán trong phương pháp dạy và học truyền thống.
Đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính rõ ràng về nội dung bài học.
Giáo viên dễ dàng trong truyền thụ kiến thức và nhận xét đánh giá học sinh. Học sinh nhanh chóng nắm bắt nội dung bài học, nhận biết và sửa đổi các hành vi sai trái, có nhiều cơ hội phát huy tính tích cực, nhanh chóng nắm được kiến thức tại lớp vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
Tiết kiệm được thời gian, học sinh hứng thú, say mê trong các giờ học.
Vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin, tạo trực quan sinh động gắn với nội dung cụ thể của từng bài nhằm xây dựng yếu tố hấp dẫn lôi cuốn kích thích tư duy để học sinh nhanh chóng nắm được bài giảng, nhớ lâu, nhớ sâu nội dung bài học.
Thuận lợi, dễ dàng trong kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh, dự báo sớm được kết quả học tập để có biện pháp bồi dưỡng uốn nắn kịp thời đối với tất cả các đối tượng học sinh.
Nhiệm vụ:
-Tìm hiểu thực tế để đánh giá tình hình học tập của học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh không hứng thú khi học phân môn Giáo dục công dân.
-Từ những kinh nghiệm thực tế để đưa ra các biện pháp giúp học hứng thú hơn với môn Giáo dục công dân.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh của lớp 7 - Năm học: 2016-2017
Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về "Một số kỹ năng dạy học theo nhóm" nhằm mang lại hiệu quả cao trong giờ học.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu.
Phương pháp quan sát:
Thực hiện quan sát trong quá trình học tập trong lớp, ngoài giờ học tập của học sinh nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học.
Phương pháp điều tra phỏng vấn:
Tiến hành thiết lập một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho 1 số nhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Thông qua các sản phẩm làm ra của học sinh như bài tập làm việc theo nhóm, bài kiểm tra của học sinh hoặc bài làm cá nhân nhằm để phân tích, đánh giá sản phẩm và nhận định đưa kết luận đúng khi dạy học.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Qua các hoạt động, Giáo viên ghi chép qua đó đúc rút kinh nghiệm những mặt được, chưa được, tổng hợp đi đến kết luận.
Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về " Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong môn giáo dục công dân lớp 7" nhằm mang lại hiệu quả cao trong giờ học.
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016-2017, áp dụng và thực hiện trong năm học 2017-2018.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN
Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Sự nghiệp giáo dục thường xuyên được nâng cao và đổi mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Đối với giáo viên, việc đổi mới dạy học bộ môn đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ nghiệp vụ sư phạm, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, mục tiêu môn học là một yêu cầu rất cần thiết. Học sinh ngày nay có điều kiện tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin, khá nhạy bén với khoa học kỹ thuật. Một tiết học môn GDCD cho sinh động, không phải chỉ là phô trương hình thức nhiều phương pháp, mà nên thật sự chú trọng chiều sâu, hiệu quả của mỗi phương pháp khi sử dụng, nhằm kích thích tư duy, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Giảng dạy GDCD để gây hứng thú cho học sinh, giáo viên phải đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để tăng cường hứng thú trong học tập, nâng cao sự chú ý, thay đổi các trạng thái tâm lý mệt mỏi trong quá trình
nhận thức mà còn là biện pháp rèn luyện các kỹ năng ứng xử trong giao tiếp, củng cố và phát triển khả năng tự tin của các em trong học tập và trong hoạt động xã hội.
Với các phương pháp dạy học như giao đề án, thảo luận, sắm vai, trò chơi... học sinh được học trong một môi trường thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của các bạn trong lớp. Đồng thời học sinh có cơ hội tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn, khuyến khích các em giao tiếp, hòa nhập... Đó là mặt tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học. Song vấn đề đặt ra là vận dụng phương phấp đó như thế nào để mang lại hiệu quả trong giờ học. Bởi nếu người thầy có chuẩn bị nội dung phong phú và chu đáo đến đâu đi nữa mà sử dụng phương pháp không phù hợp thì chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của trò bị hạn chế và kết quả đạt được sẽ không như ý muốn. Vì vậy nhiệm vụ của mỗi giáo viên là phải luôn tìm hiểu để có những phương pháp tích cực sao cho vừa mang lại hiệu quả, vừa tạo hứng thú cho học sinh.
CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Giáo viên dạy môn GDCD đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, được tham gia các chuyên đề thường xuyên để nâng cao kinh nghiệm và kiến thức. Tuy nhiên, hiện tượng dạy học lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên còn phổ biến. Việc rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ và hành vi của học sinh trong dạy học môn GDCD thực hiện chưa đạt được yêu cầu đề ra của chương trình. Nhiều nơi chủ yếu chỉ sử dụng các thiết bị dạy học môn học tối thiểu do Bộ qui định, chưa quan tâm đến việc tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học. Nhiều cấp quản lý chưa thực sự quan tâm đến môn GDCD, vẫn xem đó là môn học phụ, nên chưa tạo điều kiện để giáo viên GDCD nâng cao chất lượng dạy học
Thật vậy, nhận thức của đa số giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học là đúng nhưng chưa đầy đủ vị trí, vai trò môn học, còn xem nhẹ, cải tiến các phương pháp còn chậm, vận dụng chưa đa dạng, kết hợp chưa hiệu quả, ngại đổi mới vì không muốn mất nhiều thời gian, công sức đầu tư cho việc chuẩn bị giờ dạy. Giáo viên giảng dạy vận dụng phương pháp hiệu quả còn thấp, sử dụng hình thức còn đơn điệu, chưa phù hợp với bài học, với thực tiễn, với đối tượng học sinh địa phương. Thực hiện phương pháp dạy theo mô hình lấy học sinh làm trung tâm chưa rõ ràng. Vận dụng các yếu tố trực quan để kích thích người học chưa thật sự sinh động. Học sinh lĩnh hội kiến thức còn nhàm chán. Giờ học vì
thế trở nên thiếu sinh động. Học sinh cảm thấy không không tích cực, không cảm thấy hứng thú trong giờ học. Từ đó, việc tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất, để khai thác tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học môn GDCD là một yêu cầu rất cần thiết.
* SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trước khi thực hiện đề tài, đầu năm học 2017 -2018, tôi đã tiến hành điều tra về mức độ hứng thú học tập của hai lớp và 7D. Kết quả điều tra cụ thể như sau:
Mức độ hứng thú
Lớp
Thích học
Bình thường
Không thích học
7D (37 học sinh)
10
18
9
Cùng với kết quả điều tra, tôi cho học sinh kiểm tra khảo sát bằng một bài kiểm tra 15 phút. Điểm kiểm tra cụ thể như sau:
Điểm
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
7D (37 học sinh)
8
17
11
1
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú, đa dạng, bao gồm cả phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục đạo đức như: (nêu gương, thuyết phục, khen thưởng ,luyện tập, tổ chức sinh hoạt, giáo dục bằng truyền thống), bao gồm các phương pháp hiện đại: (thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi, dự án, động não) và các phương pháp truyền thống: (thuyết trình, đàm thoại, kể chuyện). Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, phù
hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng.Vì vậy, giáo viên không nên phủ định hoặc lạm dụng phương pháp nào. Điều quan trọng là căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương.
Theo tôi để tạo hứng thú trong giờ học Giáo dục công dân, giáo viên cần:
* Thứ nhất:
Hiểu được yêu cầu và nội dung của công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh( Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa trước khi dạy).
Yêu cầu cụ thể như sau:
Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, chính trị phải phù hợp với trình độ kiến thức của chương trình học.
Công tác giáo dục phải phù hợp với đối tượng lứa tuổi.
Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội hiện nay.
Những yêu cầu về lối sống hiện nay
Những ứng xử hàng ngày của học sinh (trong gia đình, nhà trường, xã hội).
Những vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái
Những vấn đề về kỷ luật trong học tập, lao động
Các nguyên tắc của công tác giáo dục tư tưởng đạo đức
+ Phải cho học sinh hiểu rõ khái niệm rồi mới rút ra ý nghĩa, cách vận dụng, hình thành tư tưởng, tình cảm của học sinh.
+ Tính thực tiễn trong công tác giáo dục tư tưởng phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống để giáo dục.
+ Giáo dục tư tưởng đạo đức đáp ứng với yêu cầu thiết thực của gia đìnhvà toàn xã hội.
+ Giáo dục tư tưởng phải phù hợp với đối tượng, phù hợp với chương
trình
* Thứ hai: Vận dụng các phương pháp phù hợp, sáng tạo vào bài giảng
Phương pháp giao dự án:
Dạy học dự án là một hình thức dạy học hay PPDH phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và
tạo ra các sản phẩm cụ thể. Vì vậy, người học không tiếp thu thông tin một cách bị động mà là người tích cực giành lấy kiến thức. Như vậy, mỗi bài học đều thật sự hấp dẫn đối với học sinh vì đó là những vấn đề có thật trong đời sống giúp học có cơ hội thực hành và phát triển khả năng của mình.
So với các phương pháp truyền thống như: thuyết trình, đàm thoại, nghiên cứu, nêu vấn đề thì phương pháp Dạy học nêu dự án là một phương pháp mạng lại hiệu quả cao cho giờ học, là một trong những phương pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi phương thức đào tạo.
Thứ nhất: Dạy học dự án sẽ phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Người học trở thành người giải quyết vấn đề, ra quyết, từ vị trí thụ động chuyển sang chủ động, vì vậy dạy học dự án vừa tạo điều kiện, vừa buộc người học phải làm việc tích cực hơn.
Thứ hai: Dạy học dự án tạo điều kiện cho nhiều phong cách học tập khác nhau, sử dụng thông tin của những môn học khác nhau. Nó giúp học sinh với cùng một nội dung nhưng có thể thực hiện theo những cách khác nhau.
Thứ ba: Dạy học dự án yêu cầu học sinh sự tư duy tích cực để giải quyết vần đề, kích thích động cơ, hứng thú học tập. Học sinh có điều kiện để khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin.
Thứ tư: Học sinh có cơ hội lựa chọn và kiểm soát việc học của chính mình, cũng như cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp. Sự tương tác giữa các nhóm sẽ giúp học sinh sẽ ghi nhớ bài học nhanh hơn, làm tăng hứng thú học tập hơn.
Thứ năm: Dạy học dự án giúp người học phát triển khả năng giao tiếp, tự tin hơn trong mọi tình huống, rèn được các kĩ năng sống cần thiết: khả năng đưa ra những quyết định chính xác; khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp; khả năng làm việc tốt với người khác; sự chủ động, linh hoạt và sáng tạo.
Phương pháp đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng.
Những tư liệu này phải phong phú, cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà học sinh quan tâm. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên theo dõi những vấn đề của xã hội đặc biệt khi đọc các thông tin trên báo, mạng internet, truyền hình giáo viên phải lưu lại những vấn đề có thể phục vụ cho bài giảng.
Phương pháp này sẽ giúp cho cho bài giảng phong phú, sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu sắc về bài học.
Phương pháp nêu gương.
Ưu điểm của phương pháp nêu gương: Phương pháp này sẽ giúp học sinh tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn về bài học. Đồng thời tự tin, mạnh dạn trước đám đông, rèn luyện cách nói năng lưu loát, rõ ràng.
Để đạt được hiệu qủa khi sử dụng phương pháp này trong dạy học môn Giáo dục công dân cần lưu ý những vấn đề sau:
Lựa chọn những tấm gương điển hình, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tạo ra ấn tượng tốt, cảm xúc mạnh để kích thích thái độ, tình cảm lành mạnh ở HS.
Khi nêu gương cần phải giới thiệu sự kiện, phân tích nguyên nhân, ý nghĩa, những bài học rút ra từ những tấm gương đó, nhằm giúp học sinh nhận thức đầy đủ ý nghĩa và có ý thức noi theo.
- Những tấm gương giáo dục phải có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể, sinh động, không trừu tượng. Do vậy, tấm gương sưu tầm từ các nguồn khác nhau như: người thật, việc thật (từ sách báo, ti vi, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là những tấm gương ở lớp, ở trường, ở gia đình, ở địa phương mình.), từ những câu chuyện kể về những doanh nhân mẫu mực.
Phương pháp nêu gương dựa vào tính bắt chước, tính ưu thế của tư duy trực quan. Nêu một tấm gương tốt để học sinh soi mình vào mà học tập, cố gắng thực hiện những hành động, hành vi, việc làm cụ thể như những tấm gương đó. Những mẫu mực cụ thể sẽ làm cơ sở, chỗ dựa quan trọng cho sự hình thành ý thức đạo đức của các em đầy đủ hơn. Bởi vậy, nêu gương được sử dụng với phương pháp khuyến khích, đàm thoại, kể chuyện.
Có thể tiến hành phương pháp nêu gương theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Giáo viên cần lựa chọn những tấm gương phù hợp với nhiệm vụ, nội dung giáo dục, đặc điểm đời sống, khả năng kinh nghiệm của học sinh. Các tấm gương có thể lấy từ các cá nhân trong cộng đồng, các phương tiện truyền thông Tuy nhiên, các tấm gương đó cần mang tính chất tiêu biểu, mẫu mực, gần gũi với cuộc sống. Ngoài ra, giáo viên có thể chuẩn bị những bức ảnh, tranh liên quan đến tấm gương minh hoạ.
Bước 2: Nêu gương
Bằng biện pháp kể chuyện, đàm thoại, giải thích, trình bày, trực quan giáo viên giúp học sinh ý thức được tấm gương đó là tốt và vì sao tốt. Trên cơ sở đó, các em sẽ rút ra kết luận phù hợp để cần bắt chước hay tránh tấm gương vừa nêu. Điều quan trọng ở đây là việc nêu gương phải gây được ở các em ấn tượng,
cảm xúc, làm cho các em ghi nhớ tấm gương lâu hơn và điều đó luôn nhắc nhở các em cần phải cố gắng học tập, vươn lên trở thành những người tốt, điển hình trong xã hội.
Bước 3: Tổng kết
Sau khi nêu gương, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra những bài học từ những tấm gương đã nêu. Từ đó các em nhận thấy cần phải làm gì để trở thành những tấm gương, những điển hình sáng trong xã hội.
Phương pháp đóng tiểu phẩm - sắm vai.
Đặc điểm của phương pháp đóng vai:
Đóng vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm thử một số cách ứng xử trong một tình huống đạo đức hoặc pháp luật giả định.
Tác dụng của phương pháp đóng vai: Khi sử dụng phương pháp đóng vai trong bộ môn giáo dục công dân, một bộ môn có nhiều tình huống đạo đức, pháp luật sẽ có những tác dụng sau:
+ Phương pháp đóng vai gây được hứng thú và sự chú ý cho học sinh.
+ Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đông người.
+ Đóng vai giúp học sinh thực hành những kĩ năng trong môi trường an toàn, được giám sát trước khi xảy ra các tình huống thực.
+ Đóng vai khích lệ thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng định trước.Ta có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
+ Phương pháp đóng vai buộc giáo viên và học sinh phải dành thời gian để chuẩn bị bài trên lớp. Điều đó sẽ nâng cao được hiệu quả giờ dạy, học bộ môn.
* Các bước tiến hành:
Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống để giới thiệu bài hay để tìm hiểu mục đặt vấn đề, để tìm hiểu nội dung bài nội dung bài hoặc để củng cố bài học. Nghĩa là ở mỗi phần của bài học chúng ta 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.docx
  • pdfSKKN TAO HUNG THU HOC TAP MON GDCD 2018_13578242.pdf