Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng thí nghiệm trong dạy và học Vật lý 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng thí nghiệm trong dạy và học Vật lý 6

Hiện nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “ tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh”, theo đó giáo viên phải coi trọng việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh, phải phối hợp chặt chẽ những nổ lực của mỗi học sinh với việc học tập hợp tác trong nhóm, phải biết tổ chức các hình thức hoạt động học tập kết hợp với việc vận dụng các phương tiện dạy học hiện đại, tổ chức cho học sinh hoạt động để tự chiếm lĩnh kiến thức theo mục tiêu chuẩn kiến thức và kĩ năng.

Năm học 2012-2013 cùng với toàn ngành Giáo dục và Đào tạo, trường THCS An Ngãi Trung tiếp tục xây dựng nhà trường theo mô hình “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Cũng như các trường khác, trường THCS An Ngãi Trung không ngừng phấn đấu đổi mới phương pháp giảng dạy hướng tới việc “tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học trong nhà trường. Trong những sự nổ lực đổi mới ấy, việc xây dựng cho học sinh một phương pháp học tập đúng với đặc trưng bộ môn là một việc hết sức cần thiết vì nó là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học.

 

doc 20 trang Trần Đại 27/04/2023 5684
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng thí nghiệm trong dạy và học Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA TRI 
TRƯỜNG THCS AN NGÃI TRUNG 
==============
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG 
THÍ NGHIỆM TRONG DẠY VÀ HỌC VẬT LÝ 6
	Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Vật Lý
	Họ và tên người thực hiện: Lê Thị Bích Hạnh 
	Chức vụ: Giáo viên. 
	Sinh hoạt tổ chuyên môn: Lý – Công Nghệ - Thể Dục 
An Ngãi Trung, tháng 05/2013
 PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài :
Hiện nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “ tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh”, theo đó giáo viên phải coi trọng việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh, phải phối hợp chặt chẽ những nổ lực của mỗi học sinh với việc học tập hợp tác trong nhóm, phải biết tổ chức các hình thức hoạt động học tập kết hợp với việc vận dụng các phương tiện dạy học hiện đại, tổ chức cho học sinh hoạt động để tự chiếm lĩnh kiến thức theo mục tiêu chuẩn kiến thức và kĩ năng. 
Năm học 2012-2013 cùng với toàn ngành Giáo dục và Đào tạo, trường THCS An Ngãi Trung tiếp tục xây dựng nhà trường theo mô hình “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Cũng như các trường khác, trường THCS An Ngãi Trung không ngừng phấn đấu đổi mới phương pháp giảng dạy hướng tới việc “tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học trong nhà trường. Trong những sự nổ lực đổi mới ấy, việc xây dựng cho học sinh một phương pháp học tập đúng với đặc trưng bộ môn là một việc hết sức cần thiết vì nó là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học.
II. Lí do chọn đề tài : 
Môn vật lý là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức bài học được rút ra từ sự quan sát các hiện tượng và quá trình vật lý, những kết luận phải được rút ra sau khi tiến hành thí nghiệm do đó yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý là phải hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm. 
Ở bậc trung học cơ sở, đối với học sinh lớp 6, mặc dù các em đã được học về khoa học tự nhiên ở bậc tiểu học, những hiểu biết về nội dung khoa học của môn vật lý đã có trong tầm hiểu biết của các em, nhưng phương pháp học môn vật lý đối với các em là hoàn toàn mới lạ. Vì vậy việc rèn cho học sinh lớp đầu cấp trung học cơ sở một số kỹ năng cần thiết để làm phương tiện tiếp nhận kiến thức môn vật lý là việc rất quan trọng, nó có tính quyết định phương pháp học tập bộ môn của các em về sau này, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng học bộ môn Vật lý ở bậc trung học cơ sở. 
Vì lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài : “Một số biện pháp rèn kĩ năng thí nghiệm trong dạy và học vật lý 6” để nghiên cứu, vận dụng vào giảng dạy.
III. Phạm vi nghiên cứu và áp dụng:
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng trong phạm vi các bài học trong chương trình vật lý lớp 6 đối với học sinh ở vùng nông thôn tại trường THCS An Ngãi Trung – Huyện Ba Tri – Tỉnh Bến Tre.
IV. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài :
Học sinh có được một số kĩ năng cần thiết để làm thí nghiệm vật lý, từ đó nắm được kiến thức trong chương trình vật lý THCS một cách chủ động.
Phát huy nổ lực cá nhân của mỗi học sinh trong hoạt động học tập hợp tác, có kỹ năng làm việc nhóm, bước đầu biết cách tổ chức hoạt động nhóm
Thông qua các hoạt động học tập học sinh có thể tự chiếm lĩnh kiến thức theo mục tiêu bài học mà giáo viên đã xác định.
Điểm mới trong nội dung nghiên cứu này là việc “Khai thác kiến thức của học sinh để tạo ra các hoạt động học tập tích cực cho chính các em”.
V. Phương pháp nghiên cứu :
 a) Về lí luận: 
Nắm vững bản chất, thực hiện đúng qui trình của các phương pháp đặc trưng bộ môn vật lý như: thí nghiệm, thực nghiệm, dạy các hiện tượng, dạy các khái niệm, dạy các đại lượng và dạy các định luật vật lý. Chú trọng các ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương pháp để bổ sung lẫn nhau sao cho phù hợp với đặc điểm của đối tượng học sinh.
Thực hiện khẩu hiệu “Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một làm. Ta làm - Ta sẽ học được”
Phương châm đổi mới chung là tạo điều kiện để học sinh được: 
“Suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, làm việc nhiều hơn" 
b) Về thực tiễn: 
Khai thác vốn kiến thức của học sinh, tổ chức tốt các hoạt động học tập cho các em nhằm phát huy mạnh mẽ những nỗ lực cá nhân của mỗi học sinh trong hình thức học tập hợp tác tổ, nhóm. 
Sử dụng, khai thác tốt các phương tiện, thiết bị dạy học sẵn có trong nhà trường đồng thời hướng dẫn, khuyến khích học sinh cùng tham gia tự làm những đồ dùng học tập hoặc sưu tầm những thiết bị đơn giản dễ tìm nhưng có giá trị về khoa học giáo dục. 
Coi trọng việc sử dụng các thiết bị dạy học tiên tiến hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, khai thác các phương tiện công nghệ thông tin để làm sinh động, nhẹ nhàng quá trình tiếp nhận kiến thức mới của học sinh.
PHẦN NỘI DUNG
I. Tổng quan các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài:
	a) Về kiến thức giảng dạy của chương trình.
Chương trình Vật lý lớp 6 học sinh được học 2 phần lớn là cơ học và nhiệt học. 
a.1- Chương cơ học: 
- Về kiến thức: Học sinh chủ yếu chỉ học khái niệm về các đại lượng vật lý, cách đo đạc chúng, một số máy cơ đơn giản và cách vận dụng chúng vào thực tiễn đời sống.
- Về kĩ năng: Học sinh được hình thành và rèn luyện các kĩ năng chủ yếu là: sử dụng các dụng cụ đo lường để đo được một số đại lượng vật lý phổ biến, kĩ năng quan sát, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng làm thí nghiệm vật lý, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng vật lý trong đời sống hàng ngày có liên quan.
a.2 – Chương nhiệt học:
- Về kiến thức: Học sinh được học các hiện tượng về nhiệt cơ bản thường gặp trong đời sống.
- Về kĩ năng: Học sinh biết quan sát hiện tượng, đề xuất phương án thí nghiệm và làm thí nghiệm, vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng.
b) Về phương pháp và hình thức dạy dạy học:
Sử dụng các phương pháp đặc trưng bô môn vật lý như: thí nghiệm, thực nghiệm, phương pháp dạy các hiện tượng, dạy các khái niệm, dạy các đại lượng và dạy các định luật vật lý, dạy cách sử dụng các dụng cụ do lường các đại lượng vật lý thường gặp.
Hình thức dạy học chủ yếu đối với học sinh lớp 6 trong chương trình vật lý là hình thức học tập theo nhóm, đặc biệt đối với các phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm.
Vai trò chủ yếu của người giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo và phán xét.
II. Thực trạng của đề tài :
Thực trạng của việc dạy và học chương trình vật lý lớp 6 được nhìn nhận và đánh giá ở 3 thành phần cơ bản liên kết trong qui trình dạy học đó là: Giáo viên – Học sinh – Kiến thức cần dạy.
Đối với giáo viên
Cơ sở để xây dựng bài dạy chính là sách giáo khoa, sách hướng dẫn giáo viên và chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn được qui định trong chương trình.
Sách giáo khoa vật lý tuy không phải là pháp lệnh, nhưng hầu hết giáo viên đều luôn bám sát trong suốt quá trình giảng dạy, dù có những ví dụ ở sách giáo khoa không phù hợp với thực tế nơi học sinh sinh sống và học tập. 
Hầu hết giáo viên đều có nhận thức và quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đối với giáo viên dạy vật lý thì việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý không thể tách rời với việc tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm bằng hình thức hoạt động nhóm trong các giờ học vật lý. 
Tuy nhiên thời gian qua việc tổ chức cho học sinh đạt được các kĩ năng đặc trưng bộ môn chưa được giáo viên coi trọng. Việc sử dụng các dụng cụ đo đạc đúng cách, việc quan sát hiện tượng, quan sát thí nghiệm, tìm phương án thí nghiệm, tổ chức thí nghiệm, cách thu thập và xử lý thông tin . . . chưa được xem là kiến thức cần học tập. 
2. Đối với học sinh :
 Biết nhiều kiến thức vật lý trong cuộc sống và học tập ở bậc tiểu học, nhưng chưa có cách nhận thức đúng về bản chất khoa học của các kiến thức đã có và chưa có các kĩ năng cần thiết để tìm hiểu bản chất khoa học và vận dụng chúng vào cuộc sống.
	Học sinh thường rất lúng túng trong cách sử dụng các dụng cụ đo đạc, phương pháp đo đạc, phương pháp thí nghiệm, chưa có kỹ năng quan sát, thu thập, xử lí, thông tin khi làm thí nghiệm. Đặc biệt chưa biết cách vận dụng kiến thức bài học vào việc giải thích những vấn đề cuộc sống.
3- Đối với kiến thức của chương trình vật lý lớp 6.
Về những kiến thức học tập trong chương trình lớp 6 rất quen thuộc đối với học sinh, nội dung kiến thức trong chương trình không nhiều nhưng yêu cầu vận dụng thì đa dạng, yêu cầu về phương pháp học tập thì quá mới, đòi hỏi học sinh phải được trang bị một số kỹ năng hoàn toàn mới để nghiên cứu khoa học.
 Hầu hết các bài học trong sách giáo khoa vật lý 6 đều có nội dung ghi nhớ được rút ra từ kết quả thí nghiệm. Tuy phương thức tổ chức đưa thí nghiệm vào tiến trình mỗi bài rất khác nhau, nhưng việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm ở các bài đều có thể rèn cho học sinh đạt được các kĩ năng bộ môn.
III. Các biện pháp đã tiến hanh để giải quyết vấn đề :
1 – Các giải pháp trong xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn.
Đọc và nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức của chương trình, dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn để xác định mục tiêu của chương trình, của từng chương và của từng bài.
Trong các kế hoạch cần định kì thời gian và phương án cụ thể tổ chức các thí nghiệm cho từng phần.
Rà soát lại những thiết bị, những đồ dùng dạy học cho từng chương, từng bài để kịp thời bổ sung ngay từ đầu năm học.
Lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với nội dung bài, xây dựng những tình huống dẫn bài và những ví dụ minh họa.
Lựa chọn những nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường, về sử dụng tiêt kiệm năng lượng và hiệu quả vì đây là một đặc trưng cơ bản của bộ môn vật lý.
Lựa chọn những bài có thể dạy bằng các phương tiện công nghệ thông tin để tập trung khai thác nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề năm học. Sưu tầm trên Internet những tư liệu minh họa cho các bài dạy trong chương trình.
Lên phương án tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trước đối với các thí nghiệm có trong chương trình. Phương pháp thí nghiệm phải được xem là một loại kiến thức quan trọng làm nền tảng để học sinh tiếp thu được những kiến thức khác.
 Xây dựng hệ thống câu hỏi gây tình huống, dự đoán tình huống cho từng chương, từng bài dựa trên những hiểu biết của học sinh và đặc điểm vùng, miền nơi học sinh sinh sống.
 Xây dựng các yêu cầu về đề xuất phương án thí nghiệm đối với học sinh cho những bài có tiến hành thí nghiệm sao cho phương án thí nghiệm thiết thực, gần gũi với cuộc sống ở địa phương của các em không giống như ở sách giáo khoa nhưng vẫn đảm bảo nội dung kiến thức của bài học. Cách làm này có thể đưa vào phần công việc ở nhà để học sinh tìm hiểu nghiên cứu trước. Giải pháp này nếu kèm theo đánh giá bằng điểm tốt đối với những phương án hay, sáng tạo sẽ huy động được học sinh tìm hiểu, nghiên cứu rất nhiều.
 Xây dựng cách quan sát, theo dõi thí nghiệm, cách nêu nhận xét, cách ghi nhận kết quả thí nghiệm của từng bài. Ghi nhận những chi tiết cần tập trung tìm hiểu, nghiên cứu ở những hình vẽ trong sách giáo khoa của từng bài. Kênh hình ớ sách giáo khoa không chỉ mang một lượng thông tin về kiến thức mà còn chuyển tải một phương pháp học tập nghiên cứu rất phong phú.
 Dự kiến những vận dụng của kiến thức các bài học để giải thích hiện tượng thực tế. Dựa vào nội dung kiến thức bài học, trình độ hiểu biết của học sinh và kết hợp với những hiện tượng vật lý học sinh thường gặp trong đời sống giáo viên dự kiến trước những hiện tượng hay tình huống để yêu cầu học sinh tìm lời giải thích sau mỗi bài.
2.Các biện pháp đã tiến hành để rèn kỹ năng trong quá trình giảng dạy:
	Thí nghiệm vật lý giúp học sinh có điều kiện rèn kĩ năng cơ bản, các thói quen cần thiết cho việc học tập vật lý. 
a) Các biện pháp để rèn kĩ năng quan sát hiện tượng vật lý cho học sinh 
- Đặt câu hỏi, nêu tình huống nghiên cứu: 
Dựa vào hệ thống câu hỏi gây tình huống đã chuẩn bị trong kế hoạch giảng dạy bộ môn, tạo những bất ngờ, lôi cuốn học sinh vào vấn đề của bài học. 
- Yêu cầu học sinh chỉ ra những chi tiết cần quan sát:
Trong mỗi hiện tượng hay thí nghiệm vật lý nêu ra giáo viên luôn phải yêu cầu học sinh quan sát theo đúng trình tự từ bao quát đi dần vào các chi tiết cần nghiên cứu, giải thích lý do vì sao phải quan sát chi tiết đó. 
Có thể giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hiện tượng từ tranh ảnh sách giáo khoa để lập kế hoạch khám phá, cho học sinh tranh luận về vấn đề nầy nếu có thời gian.
- Yêu cầu học sinh đề xuất phương án thí nghiệm:
 Sau khi học sinh quan sát hiện tượng vật lý mà giáo viên hay sách giáo khoa hướng dẫn, giáo viên cần yêu cầu học sinh thảo luận, trao đổi với nhau để nêu lên phương án thí nghiệm minh họa cho hiện tượng vừa quan sát.
Yêu cầu học sinh nêu dự đoán: 
Khích lệ học sinh nói lên cảm nhận, phát hiện của mình về vấn đề đặt ra, mạnh dạn đưa ra các dự đoán của cá nhân.
Ví dụ 1: Dạy bài 19: 
Giáo viên nêu tình huống: Đổ nước đầy ấm rồi đem đun. Nêu yêu cầu:
Dự đoán khi đun nóng thì điều gì sẽ xảy ra với ấm nước đó? (nước tràn ra ngoài)
Vì sao nước sẽ tràn ra khi nóng lên? (mực nước trong ấm dâng lên khi nước bị đun nóng)
Để dễ quan sát hiện tượng đó ta có thể thí nghiệm với những dụng cụ nào? Thí nghiệm như thế nào? (bình thủy tinh, đèn cồn, nước có màu để dễ nhìn thấy, không đổ đầy bình . . .)
Dự đoán khi nước nóng lên điều gì sẽ xảy ra ? (mực nước trong bình dâng lên)
Ví dụ 2 Dạy bài 20: “Sự nở vì nhiệt của chất khí”
Giáo viên giao mỗi nhóm học sinh một quả bóng bàn bị bẹp rồi nêu các yêu cầu:
Quan sát kỹ quả bóng bàn bàn bị bẹp đó để nêu nhận xét (quả bóng bị bẹp nhưng vẫn hoàn toàn kín).
Nêu các làm cho quả bóng phồng lên như cũ ? (tạo sức ép từ bên trong quả bóng ra để thành quả bóng phồng lên) → làm cho không khí bên trong nở ra → hơ nóng hoặc nhúng vào nước nóng).
Dự đoán kết quả xảy ra đối với những làm đề xuất đó? (Nếu hơ nóng quả bóng bàn trên ngọn lửa thì kết quả thế nào? Có gì trở ngại?. Nếu nhúng nó vào nước nóng thì kết quả thế nào, so sánh 2 cách làm đó) 
Chọn phương án thực hiện thí nghiệm (chọn cách nhúng quả bóng vào nước nóng dễ thực hiện và an toàn hơn)
Có thể có học sinh nêu ngay được cách làm là nhúng vào nước nóng, nhưng các em không thể giải thích được vì sao. Để giải thích được hiện tượng đó, các em sẽ thực hiện các thí nghiệm trong bài 20 để rút ra được kiến thức làm cơ sở giải thích.
b) Các biện pháp để rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ đo lường vật lý phổ biến, cách lắp ráp, tiến hành 1 thí nghiệm đơn giản.
 Đối với bất kỳ dụng cụ nào cho học sinh sử dụng giáo viên đều phải hướng dẫn kỹ về đặc điểm và các sử dụng của nó nhất là việc cầm nắm dụng cụ, tư thế đứng hoặc ngồi khi đo, đọc số đo . . . 
Khi tiến hành lắp ráp các thí nghiệm giáo viên cần chỉ ra và phân tích qui trình lắp ráp cho học sinh hiểu, đồng thời phải giải thích tác dụng của các bộ phận,các chi tiết, đặc biệt đối với các chi tiết thể hiện kết quả của thí nghiệm phải được tường minh.
 Ví dụ khi dạy bài mặt phẳng nghiêng: Sau khi yêu cầu học sinh đọc phần tiến hành thí nghiệm trong sách giáo khoa : 
 Giáo viên vừa hỏi vừa ghi các bước thí nghiệm lên bảng :
 Bước 1: Đo trọng lượng F1 
 Bước 2 : Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng lớn)
 Bước 3 : Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng vừa)
Bước 4 : Đo lực kéo F2 (ở độ nghiêng nhỏ) 
Làm thế nào để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng trong các lần đo. 
Học sinh có thể đưa ra các phương án: Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng, hoặc giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. 
Giáo viên thống nhất chọn 1 phương án cho học sinh tiến hành thí nghiệm. 
Các nhóm nhận dụng cụ, phân công làm thí nghiệm. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Sự bay hơi và Sự ngưng tụ”
	Sau khi cho học sinh biết những yếu tố ảnh hưởng đến sự bay, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh nêu một phương án thí nghiệm để kiểm tra tác động của nhiệt độ lên tốc độ bay hơi?
	Cho học sinh thực hiện thí nghiệm theo phương án thống nhất mà các em chọn, quan sát hiện tượng xảy ra, ghi nhận kết quả.
 Hoặc khi dạy bài 19 : Yêu cầu học sinh quan sát hình 19.1,19.2 để lựa chọn và tìm hiểu đầy đủ chức năng của từng thí nghiệm. 
 Thảo luận về các bước tiến hành thí nghiệm, bố trí, lắp đặt dụng cụ thí nghiệm , thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn.	
 Tất cả học sinh đều tham gia đề xuất, xây dựng phương án thí nghiệm, thực hiện phương án thí nghiệm, quan sát diễn biến, ghi nhận kết quả. 
 Thông qua những hoạt động như thế này học sinh đã được hình thành dần dần kĩ năng sử dụng dụng cụ đo lường, kĩ năng lắp ráp, tiến hành thí nghiệm qua hệ thống nhiều bài học.
c) Các biện pháp để rèn kĩ năng phân tích, xử lí thông tin từ kết quả thí nghiệm : 
Cần tập cho học sinh thói quen ghi kết quả thí nghiệm vào bảng thống kê dù thí nghiệm đơn giản cũng không nên bỏ qua bảng thống kê, thí nghiệm phải được thực hiện và ghi kết quả ít nhất 3 lần để đạt độ tin cậy khi đối chiếu kết quả.
Các thông tin ghi nhận được qua thí nghiệm là kết quả của một quá trình lao động, tư duy sáng tạo của học sinh. Vì vậy các thông tin này không giống nhau cho toàn bộ lớp học mà phụ thuộc vào từng thí nghiệm cụ thể. Cùng một hiện tượng vật lý nhưng các nhóm khác nhau sẽ thu nhận thông tin một cách khác nhau. Vì vậy giáo viên có điều kiện rèn luyện cho học sinh cách chọn lọc, thu thập, xử lí thông tin. 
Ví dụ : Dựa vào kết quả thí nghiệm của các nhóm bài “ Mặt phẳng nghiêng ” 
Yêu cầu học sinh quan sát bảng kết quả thí nghiệm của các nhóm và nhận xét về số liệu thu được của các nhóm. 
Nhận xét : Số liệu kết quả thí nghiệm của các nhóm sẽ khác nhau. 
Giáo viên cho học sinh phân tích,xử lí kết quả thông qua các câu hỏi sau :
Dựa vào kết quả thí nghiệm của các nhóm hãy so sánh trọng lượng F1 của vật với lực kéo vật lên F2 ở 3 trường hợp 
Học sinh dựa vào số liệu cho biết :Trọng lượng F1 của vật luôn lớn hơn lực kéo F2 ở cả 3 trường hợp. 
	Tổ chức cho học sinh trao đổi, đánh giá kết quả thí nghiệm : Mặc dù số liệu kết quả thí nghiệm của các nhóm khác nhau nhưng đều tìm được một điểm chung F1 < F2 cả 3 trường hợp. 
Qua cách tiến hành như trên giáo viên có điều kiện rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, xử lí kết quả thí nghiệm.
d) Các biện pháp để rèn kĩ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế 
Dựa vào những tình huống đã chuẩn bị sẵn trong kế hoạch giảng dạy để giao việc cho học sinh. Cũng có thể yêu cầu học sinh chỉ ra những tình huống hay hiện tượng mà các em nhận thấy có liên quan đến nội dung kiến thức vừa học để cùng nhau giải thích làm rõ bản chất khoa học của nó.
 Tạo điều kiện cho từng cá nhân vận dụng kiến thức đã học để giải thích, góp phần củng cố kiến thức, tăng cường tính bền vững và độ sâu của kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy của học sinh. 
Ví dụ vận dụng kiến thức bài 18 : Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Yêu cầu học sinh giải thích: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
Hoặc vận dung kiến thức bài 19: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau để giải thích :Tại sao chai nước uống được đóng khá đầy còn chai rượu thì vơi?
Hoặc vận dụng kiến thức bài 21 để giải thích: Tại sao chỗ tiếp nối 2 đầu thanh ray xe lửa có chừa 1 khe hở?
	Việc chuẩn bị tốt cho một bài dạy, xác định phương pháp phù hợp cùng với sự trợ giúp của giáo viên sẽ giúp cho sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh luôn nhịp nhàng đồng bộ trong quá trình lên lớp, tạo điều kiện cho HS học tập tích cực, tự tìm tòi phát hiện ra kiến thức mới, gây hứng thú trong học tập nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Bài minh hoạ: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
I. Mục tiêu
 1.Kiến thức: Học sinh nhận biết:
	- Thể tích chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
	- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
	- Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
 2.Kĩ năng:
- Bước đầu đưa ra một số dự đoán về chất lỏng gặp nóng thì nở ra.
- Làm được thí nghiệm hình19.2 sách giáo khoa theo phương án đề ra.
- Mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết.
- Giải thích một số hiện tượng đơn giản trong cuộc sống.
 3.Thái độ:
	Rèn luyện tác phong cẩn thận, xây dựng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_thi_nghie.doc