Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh Khối 12

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh Khối 12

Mục đích nghiên cứu.

Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh phổ thông đặc biệt là việc giúp cho học sinh lớp 12 nắm vững và thực hiện tốt các tư thế động tác vận động trên chiến trường và có thể vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Tăng cường sức khỏe, đảm bảo cho cơ thể phát triển hài hòa cân đối, giữ gìn và hình thành các tư thế ngay ngắn, phát triển hệ thống cơ quan nội tạng trong cơ thể như tim mạch, hô hấp, hệ xương, hệ cơ Tăng cường quá trình trao đổi chất, củng cố và rèn luyện hệ thống thần kinh, phát triển các tố chất vận động, nâng cao năng lực làm việc, trang bị cho học sinh những tri thức kĩ năng, kĩ xảo vận động cần thiết cho các hoạt động khác trong cuộc sống. Góp phần vào việc hình thành các thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần tập thể cao. Giúp học sinh nhanh chóng hình thành được các kỹ năng cơ bản của các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường, tự giác tích cực chủ động trong việc tiếp thu các kiến thức đã được học.

 

doc 20 trang cuonglanz2a 10074
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh Khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC: .......
1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: ..........
2
1. Lí do chọn đề tài: .....
2
2. Mục đích nghiên cứu: ....................................................................
4
3. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................
4
4. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................
4
5. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: ...................................................
5
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ............
6
1. Thực trạng của vấn đề: ..................................................................
6
2. Phân tích yếu lĩnh kỹ thuật của các động tác vận động cơ bản trên chiến trường: ..............................................................................
6
2.1. Động tác Đi khom: ......................................................................
7
2.2. Động tác Chạy khom: .................................................................
8
2.3. Động tác Bò cao: ..........................................................................
8
2.4. Động tác Lê: .................................................................................
9
2.5. Động tác Trườn: ..........................................................................
10
2.6. Động tác Vọt tiến: .........................................................................
11
3. Cách tổ chức thực hiện: .................................................................
12
4. Một số chú ý khi giảng dạy các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường cho học sinh: ............
12
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: ............................................
15
PHẦN III. KẾT LUẬN: ..
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ..
19
THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẮC HÀ: .
19
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục quốc phòng - An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa có sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh phổ thông là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, Giáo dục quốc phòng – An ninh còn trang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Đối với giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng - An ninh, công việc giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là con đường ngắn nhất để không ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp để truyền đạt tri thức tới người học. 
Sau nhiều năm giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh theo phương pháp mới, bản thân tôi nhận thấy trong một tiết dạy giáo viên phải chuyển tải nhiều kiến thức đồng thời phân chia thời gian học lý thuyết cũng như thực hành phải hợp lý khoa học mới giải quyết được hết trọng tâm nội dung bài dạy. Mặt khác không để học sinh học phần lí thuyết cũng như thực hành một cách thờ ơ, xem thường và cũng tránh sự nhàm chán trong tập luyện đó là yếu tố chủ quan, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng phát huy tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Cần lưu ý rằng, để phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, hướng nghiên cứu của các giáo viên Giáo dục quốc phòng - An ninh nên tập trung trực tiếp vào nội dung kiến thức môn học hay những yếu tố tham gia vào quá trình dạy và học như: Đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động trong nội dung chương trình học tập...
Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra, đánh giá: Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra cho học sinh có hứng thú trong quá trình học tập và tự giác, tích cực tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, bởi hoạt động của giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của học sinh; cũng như vậy, hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên. Để dự báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh, năng lực giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh, cải tiến cách thức học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy của giáo viên. Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. 
Việc giảng dạy nội dung các tư thế vận động cơ bản trên chiến trường cho học sinh khối 12 của trường THPT số 1 Bắc Hà trong những năm qua cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của địa phương là một trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước, đa số các em là người dân tộc thiểu số, điều kiện để học tập cũng như việc hòa nhập với xu hướng phát triển chung của đất nước còn gặp nhiều hạn chế, thời gian để đầu tư cho học tập của các em còn ít, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng - An ninh đều là giáo viên kiêm nhiệm (Chỉ có 1 đồng chí đã được đào tạo ngắn hạn 6 tháng giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh) nên chất lượng dạy và học của bộ môn cũng gặp những khó khăn nhất định.
Với những lý do nêu trên tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường cho học sinh khối 12” 
2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh phổ thông đặc biệt là việc giúp cho học sinh lớp 12 nắm vững và thực hiện tốt các tư thế động tác vận động trên chiến trường và có thể vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Tăng cường sức khỏe, đảm bảo cho cơ thể phát triển hài hòa cân đối, giữ gìn và hình thành các tư thế ngay ngắn, phát triển hệ thống cơ quan nội tạng trong cơ thể như tim mạch, hô hấp, hệ xương, hệ cơ Tăng cường quá trình trao đổi chất, củng cố và rèn luyện hệ thống thần kinh, phát triển các tố chất vận động, nâng cao năng lực làm việc, trang bị cho học sinh những tri thức kĩ năng, kĩ xảo vận động cần thiết cho các hoạt động khác trong cuộc sống. Góp phần vào việc hình thành các thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần tập thể cao. Giúp học sinh nhanh chóng hình thành được các kỹ năng cơ bản của các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường, tự giác tích cực chủ động trong việc tiếp thu các kiến thức đã được học.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối lớp 12 năm học 2012 - 2013 của trường THPT số 1 Bắc Hà - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết được các nhiệm vụ của đề tài, tôi đã dùng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi toạ đàm.
- Phương pháp hướng dẫn tập luyện, sửa sai.
- Phương pháp dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp toán học thống kê xử lí kết quả.
5. Thời gian, địa điểm nghiên cứu.
- Thời gian:
Năm học 2012 - 2013.
- Địa điểm:
Trường THPT số 1 Bắc Hà - huyện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề: 
Đối với các em học sinh phổ thông do được sinh ra và lớn lên trong hòa bình nên những hiểu biết về chiến tranh của các em chỉ thông qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng... do đó các em không thể hình dung được mức độ khốc liệt của chiến tranh gây ra vì vậy trong quá trình học tập các nội dung của môn Giáo dục quốc phòng - An ninh nói chung, các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường nói riêng các em chưa thực sự tích cực và chủ động trong việc tiếp thu nội dung kiến thức của bài học. Đây là thực trạng chung của các học sinh phổ thông khi học tập, tập luyện nội dung các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường.
Qua những năm giảng dạy nội dung chương trình môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh đặc biệt là giảng dạy phần các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường cho học sinh khối 12 tôi nhận thấy rằng sự hứng thú học tập của học sinh trong quá trình học tập chưa cao, các em còn chưa phát huy tinh thần và thái độ tự giác, tích cực khi học môn Giáo dục quốc phòng - An ninh, chưa tích cực, hứng thú tập luyện các nội dung phần thực hành, chưa xác định rõ được tầm quan trọng của bộ môn nên dẫn đến chất lượng trong việc giảng dạy và học tập của bộ môn Giáo dục quốc phòng - An ninh còn chưa cao.
Kết quả kiểm tra nội dung các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường của khối 12 năm học 2011 - 2012 như sau:
- Tổng số học sinh là 214 em trong đó:
Học sinh giỏi: 46 học sinh = 21,5% 
Học sinh khá: 88 học sinh = 41,1%
Học sinh trung bình: 80 học sinh = 37,4%
2. Phân tích yếu lĩnh kỹ thuật của các động tác vận động cơ bản trên chiến trường.
2.1. Động tác Đi khom.
          * Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp gần địch có địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối sương mù, địch khó phát hiện. Đi khom cao khi không có chướng ngại vật.
2.1.1. Đi khom cao:
- Tư thế chuẩn bị:
Chân trái bước lên một bước, mũi bàn chân hơi chếch sang phải, chân phải dùng mũi bàn chân làm trụ xoay gót lên cho người nghiêng sang phải để thu nhỏ mục tiêu, hai chân chùng, trọng lượng dồn đều vào hai chân, từ bụng trở lên cúi thấp, mắt quan sát địch, tay trái cầm ốp lót tay, tay phải cầm tay cầm, ngót trỏ đặt ngoài vành cò, mặt súng nghiêng sang trái, đầu nòng súng cao ngang mắt trái, súng ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
- Động tác tiến:
Chân phải bước lên đặt cả bàn chân xuống đất, mũi bàn chân chếch sang phải, hai chân vẫn chùng gối. Cứ như vậy hai chân thay nhau bước tiến đến vị trí đã định.
2.1.2. Đi khom thấp: 
Như đi khom cao chỉ khác hai chân chùng hơn, người cúi thấp hơn.
Đi khom khi có chướng ngại vật: Động tác cơ bản như đi khom ở địa hình bình thường, chỉ khác dây súng đeo vào vai phải, tay phải nắm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng vào người, tay trái cầm cành lá ngụy trang hoặc vạch đường để tiến.
Khi mang vật chất, khí tài, trang bị động tác cơ bản như trên, chỉ khác: súng đeo sau lưng, hai tay mang vật chất, khí tài, trang bị.
* Những điểm chú ý:
- Thuận tay trái thì động tác thực hiện ngược lại.
- Khi đi người không nhấp nhô, không ôm súng.
2.2. Động tác Chạy khom.
* Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp cần vận động nhanh từ địa hình này sang địa hình khác.
Động tác cơ bản như động tác đi khom, chỉ khác: tốc độ nhanh hơn, bước chân dài hơn.
2.3. Động tác Bò cao.
* Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp ở nơi gần địch, có địa hình, địa vật cao hơn tư thế người ngồi, vận động qua nơi dễ phát ra tiếng động như: nơi có gạch, ngói, sỏi, đá lởm chởm, cành khô, lá khô cần phải dùng tay để dò mìn.
2.3.1. Bò cao hai chân một tay: 
* Trường hợp vận dụng: khi gần địch, sẵn sàng dùng súng hoặc một tay dò mìn, mang, ôm, khí tài trang bị ...
- Tư thế chuẩn bị: Người ngồi xổm, chân trái trước, chân phải sau, hai bàn chân hơi kiễng, trọng lượng dồn đều vào hai mũi bàn chân, dây súng đeo vào vai phải, tay phải cầm ốp lót tay, cánh tay kẹp chặt súng vào thân người.
- Động tác tiến:
Người hơi ngả về trước, năm ngón tay trái chụm lại đưa về trước chống xuống đất trước mũi bàn chân phải, rồi từ từ xòe ra đẩy nhẹ lá cây, cỏ khô về các phía, lấy đầu các ngón tay và chân phải làm trụ, chuyển dần trọng lượng thân người sang bên phải, chân trái nhấc lên đặt mũi bàn chân dưới sát lòng bàn tay trái. Chuyển trọng tâm thân đồn đều vào hai chân, tay trái đưa về trước, năm ngón tay chụm lại chống trước mũi bàn chân trái, thực hiện động tác như trên. Cứ như vậy tay trái, hai mũi bàn chân phối hợp nhịp nhàng thực hiện 2 chắc 1 đi tiến lên vị trí xác định, mắt luôn quan sát hướng địch.
2.3.2. Bò cao hai chân hai tay: 
* Trường hợp vận dụng: dùng trong trường hợp chưa cần dùng đến súng, tay không bận.
Động tác cơ bản như bò cao hai chân một tay, chỉ khác: súng đeo sau lưng, khi tiến tay nào thì dò đường của chân đó thực hiện 3 chắc 1 đi tiến đến nơi xác định.
* Những điểm chú ý:
          - Khi tiến không để báng súng chạm đất, không đặt cả bàn chân.
          - Ở nơi có cây cỏ thấp, không có mìn có thể tay trái cầm cành lá ngụy trang.
2.4. Động tác Lê.
* Trường hợp vận dụng: Thường được vận dụng trong trường hợp gần địch, cần thu hẹp mục tiêu, nơi địa hình, địa vật cao ngang tầm người ngồi, động tác cần nhẹ nhàng, thận trọng.
2.4.1. Lê cao.
- Tư thế chuẩn bị: người ngồi nghiêng xuống đất, mông trái và đùi trái tiếp đất, chân trái co lên để đùi trái gần vuông góc với hướng địch, cẳng chân gần vuông góc với đùi, chân phải duỗi thẳng tự nhiên, tay trái chống trước đùi trái, đầu hơi cúi. Tay phải cầm ốp lót tay, súng đặt trên đùi và cẳng chân, súng nằm thăng bằng trên cẳng chân trái, hộp tiếp đạn quay ra ngoài, nòng súng hơi chếch sang trái hoặc có thể đặt súng trên hông phải.
- Động tác tiến: Chân phải co lên, đặt sát bàn chân vào bàn chân trái, tay trái chống về trước một cánh tay, bàn tay hơi chếch sang phải dùng sức của chân phải và tay trái nâng người lên khỏi mặt địa hình và đẩy người về trước. Khi chân phải duỗi thẳng tự nhiên thì đặt đùi và cẳng chân trái xuống đất. Cứ như vậy, tay trái chân phải phối hợp đẩy người tiến đến vị trí xác định, mắt luôn quan sát hướng địch
2.4.2. Lê thấp
Động tác cơ bản như Lê cao, chỉ khác: khi tiến, đặt cả cẳng tay xuống đất, bàn tay quay sang bên phải, đầu cúi thấp hơn.
Khi mang vật chất, khí tài, trang bị: Động tác cơ bản như trên, chỉ khác: súng đeo sau lưng, để vật chất lên cẳng chân hoặc tay kẹp vật chất và đặt vật chất lên sườn để tiến.
* Những điểm chú ý:
- Trường hợp thuận tay trái, động tác ngược lại.
- Không để súng chạm đất.
2.5. Động tác Trườn.
* Trường hợp vận dụng: thường được vận dụng ở nơi gần địch, để dò, gỡ mìn, chui qua hàng rào của địch, hoặc khi cần vượt qua địa hình bằng phẳng, nơi vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người nằm.
2.5.1. Trườn ở địa hình bằng phẳng.
- Tư thế chuẩn bị: người nằm sấp, súng đặt bên phải dọc theo thân người, cách thân người từ 25- 30cm, đầu nòng súng hướng về phía trước và cao ngang tầm đầu, hộp tiếp đạn hướng ra ngoài. Hai tay gập, khuỷu tay rộng hơn vai, hai cẳng tay và hai bàn tay úp xuống đất sát vào nhau và đặt dưới cằm hoặc hơi chếch về trước. Hai chân duỗi thẳng, hai mũi bàn chân chống xuống đất, hai bàn chân khép lại tự nhiên.
- Động tác tiến: hai tay đưa về trước khoảng 15 - 20cm, hai mũi bàn chân co về trước, dùng sức của hai tay và hai mũi bàn chân nâng người lên và đẩy người về trước, bụng và ngực lướt trên mặt đất, đầu cúi xuống, cằm gần sát địa hình. Cứ như vậy phối hợp hai chân, hai tay để tiến, tiến được 2 - 3 nhịp, tay phải cầm ốp lót tay nhấc súng lên, đưa súng về trước đặt nhẹ xuống địa hình, rồi tiếp tục tiến.
2.5.2. Trườn ở địa hình mấp mô.
Động tác cơ bản như trườn ở địa hình bằng phẳng, chỉ khác: hai tay co, khuỷu tay khép sát sườn, hai bàn tay chống sát nách, nâng người cao hơn để tiến.
Khi mang vật chất khí tài, trang bị: động tác cơ bản như trên, chỉ khác: súng đeo sau lưng, vật chất để dọc bên phải thân người. Khi lấy vật chất, người nghiêng sang trái, chân phải hơi co lên, hai tay đưa vật chất về trước rồi tiếp tục tiến.
* Những điểm chú ý:
- Không để súng chạm vào các vật xung quanh.
- Không đưa súng qua đầu.
2.6. Động tác Vọt tiến.
* Trường hợp vận dụng: thường được vận dụng khi vượt qua địa hình trống trải, khi địch tạm ngưng hỏa lực.
2.6.1. Vọt tiến ở tư thế cao:
Khi đang đi, đứng, quỳ, ngồi tay phải xách súng, nếu có trang bị khác thì đeo súng vào sau lưng, hai tay mang trang bị, người hơi cúi về trước, dùng sức của hai chân bật người về trước chạy nhanh. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.
2.6.2. Vọt tiến ở tư thế thấp:
Khi đang nằm, bò, trườn người hơi nghiêng về bên trái, chân trái co lên, đùi cao ngang thắt lưng, chân phải duổi thẳng tự nhiên, tay phải chuyển súng hoặc trang bị dọc theo thân người hoặc đặt ngang bên hông, dùng sức của tay trái và hai chân nâng và bật người dậy, chân phải bước lên, vọt chạy. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.
2.6.3. Vọt tiến vận dụng:
Tay phải cầm ốp lót tay, đặt súng sang bên phải, hai tay chống xuống trước ngực, dùng lực của hai tay và hai chân nâng người lên, chân phải bước về thành tư thế chạy nhanh. Quá trình vận động chuyển súng thành tư thế sẵn sàng chiến đấu.
* Những điểm chú ý: Trước khi vọt tiến nếu địch theo dõi thì phải di chuyển vị trí rồi mới vọt tiến.
3. Cách tổ chức thực hiện:
Đối với học sinh khối lớp 12 năm học 2012 - 2013 được áp dụng thực nghiệm thì khi giảng dạy nội dung các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường bên cạnh việc áp dụng các phương pháp theo quy định của bộ môn. Tôi căn cứ vào từng nội dung kỹ thuật cụ thể để tiến hành một số biện pháp để tăng thời lượng luyện tập của học sinh như tiến hành luyện tập theo 4 hàng ngang, hàng nào tập tốt được giảm khối lượng và thời lượng tập luyện để khuyến khích học sinh hăng say tích cực và cố gắng trong quá trình tập luyện. Giáo viên thường xuyên quan sát sửa sai cho học sinh trong quá trình tập luyện, nếu sai ít thì có thể sửa sai trực tiếp theo nhóm, nếu sai nhiều thì dừng tập và sửa sai, phân tích làm mẫu lại những động tác sai mà học sinh thường mắc phải cho cả lớp thấy được những lỗi đó để từ đó biết cách khắc phục những tồn tại và tránh lặp lại trong quá trình tập luyện, Cuối mỗi tiết học tôi đều dành một khoảng thời gian nhất định để các tổ, nhóm tổ chức hội thao và có rút kinh nghiệm nên đã kích thích học sinh tích cực tập luyện thi đua giữa các tổ, nhóm với nhau.
Kết thúc thời gian học tập của toàn bộ nội dung các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường, tôi tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để so sánh kết quả đạt được với kết quả kiểm tra phần các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường của học sinh khối 12 trong năm học 2011 - 2012 học sinh.
4. Một số chú ý khi giảng dạy các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường cho học sinh.
Khi giảng các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường cho học sinh, do số lượng học sinh trong lớp tương đối đông, nên tôi chia lớp thành nhiều tổ, nhóm để tập luyện, tận dụng hết diện tích của thao trường, bãi tập, tổ chức tập luyện đồng loạt, quay vòng để tăng mật độ và cường độ vận động. 
Đặc điểm của học sinh phổ thông là ưa vận động, quá trình hưng phấn cao hơn ức chế. Các em rất hứng thú tập luyện song cũng rất dễ chán nản, vì thế tôi thường xuyên động viên khích lệ, nhắc nhở kịp thời tới tất cả các đối tượng học sinh trong lớp giúp cho các em tích cực tập luyện hơn. Muốn giúp các em nắm vững các yếu lĩnh kỹ thuật, làm quen với những cảm giác vận động nhất định, cần thiết cho học sinh thực hiện các bài tập dẫn dắt và chuẩn bị. Tuỳ theo điều kiện và kế hoạch cụ thể, người giáo viên có thể ứng dụng một số bài tập bổ trợ phù hợp để áp dụng vào trong quá trình giảng dạy. Trước khi lên lớp người giáo viên cần chuẩn bị tốt một số nội dung sau:
Chuẩn bị kỹ giáo án trước khi lên lớp: Giáo án cần được giáo viên soạn giảng kỹ càng trước khi lên lớp theo đúng phân phối chương trình do

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc