Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp Hai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp Hai

Thực trạng khi giảng dạy phân môn tập viết cho học sinh lớp 2

 “Tập viết” là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với các lớp ở đầu cấp. Phân môn tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ viết Tiếng Việt và những yêu cầu về kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái này trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa đó, tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập của các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường đó là kĩ năng viết chữ. Nếu viết đúng, viết đẹp, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn.

Rèn luyện chữ viết không chỉ giúp cho học sinh nắm những kiến thức cơ bản về chữ viết mà còn rèn kĩ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt được các tri thức cơ bản về cấu tạo các chữ cái Tiếng Việt được thể hiện trên bảng lớp, bảng con, ở vở tập viết, vở ghi bài các môn học khác. Đồng thời, học sinh được giáo viên hướng dẫn các yêu cầu kĩ thuật viết từng nét chữ để hình thành nên một chữ cái rồi đến tiếng, từ, cụm từ, câu và cả đoạn văn. Song song với việc rèn chữ hoa, học sinh còn được rèn viết văn bản có thể là nhìn một đoạn văn, đoạn thơ chép lại cho đúng (tập chép) hoặc nghe cô giáo đọc mẫu, học sinh viết vào vở (nghe viết).

Ở trường tiểu học, trong những năm gần đây, học sinh viết chữ chưa đẹp là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay, học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chữ viết. Vẫn còn nhiều học sinh viết chữ chưa đúng mẫu, chưa đúng độ cao các con chữ, kỷ thuật nối nét chưa đúng, thế chữ không ổn định, viết sai các nét khuyết trên và nét khuyết dưới. Nhiều em viết các chữ viết hoa chưa đúng độ cao, độ rộng, hình dạng con chữ. Ít có học sinh có ý thức và chăm chỉ luyện viết thêm ở nhà. Mặt khác, chữ viết của một số giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước” giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó, đặc biệt là các lớp đầu cấp.

 

doc 20 trang hoathepmc36 17626
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp Hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT 
CHO HỌC SINH LỚP 2”
Quảng Bình, tháng 02 năm 2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT 
CHO HỌC SINH LỚP 2”
Họ và tên: Nguyễn Thị Thương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thủy
Quảng Bình, tháng 02 năm 2019
1. Phần mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài:
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình”.
Những dòng chữ ngay ngắn, thẳng hàng luôn gây được cảm tình cho người đọc, người xem. Ngược lại, nét chữ xiêu vẹo, nghiêng ngả, chưa được đẹp  khiến người đọc không hiểu được nội dung văn bản, thì việc chuyển tải thông tin sẽ gặp nhiều hạn chế. Ông cha ta đã từng nói "Nét chữ nết người" quả không sai, chúng ta có thể đoán được tính cách một người thông qua nét chữ của người đó. Bởi cái chữ phản ánh rất đúng cái tính cách, bản chất của người cầm bút viết nên nó. Nhìn nét chữ ngay ngắn, tròn trĩnh đó là người có tính cách cẩn thận, chu toàn, gọn gàng, làm việc gì cũng tới nơi tới chốn, còn nhìn nét chữ nghiêng ngã, xiêu vẹo chứng tỏ người viết có tính cách cẩu thả, thiếu cẩn thận. Nét chữ là biểu hiện của nết người, là phản ánh ý thức rèn luyện tư duy vào óc thẩm mĩ của người viết. Từ việc rèn chữ viết đẹp góp phần rèn luyện cho chính các em đức tính cẩn thận, tính kỷ luật và lòng tự trọng đối với mình, đối với người khác. Vì thế chữ viết có vai trò rất quan trọng đối với con người. Chữ viết cần phải đúng, đẹp để tạo sự tôn trọng lẫn nhau. 
Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống... Do vậy, ở trường Tiểu học việc dạy học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng của môn Tiếng Việt. Chữ viết đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc hình thành, phát triển văn hoá, văn minh của mỗi dân tộc. Ngoài ra nó còn góp phần rèn luyện những phẩm chất đáng quý như tính cẩn thận, lòng yêu cái đẹp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng và thái độ tôn trọng người khác thông qua chữ viết. Và thông qua việc rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Do đó việc rèn chữ viết cho học sinh là điều rất cần thiết và không phải đơn giản, đòi hỏi cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh. Giờ đây nhu cầu về cái đẹp ngày càng cao, viết chữ đẹp là điều đang được mọi người quan tâm và đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Đặc biệt phong trào "Vở sạch, chữ đẹp" đang được các ban ngành, nhà trường, phụ huynh và học sinh quan tâm. 
Trẻ em đến trường được học đọc, học viết. Sung sướng biết bao khi các bậc làm cha làm mẹ được nhìn thấy con em mình tròn môi đọc từng tiếng và nắn nót viết từng nét chữ thật đẹp. 
Nếu như tập đọc giúp trẻ đọc thông, thì tập viết giúp trẻ viết thạo. Đọc thông mở đường cho viết thạo, viết thạo sẽ giúp trẻ ghi nhanh, ghi rõ ràng những điều thầy giảng và những điều trẻ nghĩ. Nhìn trang vở tập viết với những dòng chữ đều tăm tắp, không bị giây mực, quăn mép, lòng ta dấy lên niềm vui, ta như được củng cố thêm niềm tin vào tương lai của con trẻ. Nhưng muốn viết thạo, trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự chăm sóc tận tình của các thầy cô giáo.
Nhưng giờ đây, chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết từng nét chữ trên từng trang giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người đang dần bị chìm vào quên lãng.
Đối với tôi, là một giáo viên dạy lớp 2 thì việc dạy học sinh viết chữ đẹp là điều không dễ dàng và đòi hỏi người giáo viên cần có những kĩ năng và phương pháp phù hợp bởi đối với học sinh lớp 2 nhất là lúc đầu năm học, mặc dù các em đã được làm quen với việc viết chữ ở lớp 1 nhưng việc tập trung để viết chữ đúng và đẹp là rất khó khăn bởi trình độ nhận thức của các em còn hạn chế, chưa chú ý vào việc tập viết, các em viết nhanh, viết ẩu và viết sai rất nhiều, sai về độ cao, về khoảng cách, về cấu tạo các con chữ... Thế nên cần có những biện pháp phù hợp giúp các em học sinh lớp 2 rèn viết chữ đúng và đẹp hơn góp phần nâng cao chất lượng học tập.
Là một giáo viên dạy lớp 2 tôi luôn trăn trở, tự hỏi làm thế nào để giúp cho các em học sinh lớp 2 có thể viết đúng, viết đẹp. Với những lí do trên mà tôi chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 2" giúp các em học sinh lớp 2 có được những kĩ năng và phương pháp để rèn viết chữ đúng và đẹp.
1.2. Điểm mới của đề tài
	Đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 2" đã đưa ra những biện pháp mới rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, giúp cho các em yêu Tiếng Việt hơn, có ý thức luyện viết cẩn thận hơn, đẹp hơn.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng khi giảng dạy phân môn tập viết cho học sinh lớp 2
	“Tập viết” là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với các lớp ở đầu cấp. Phân môn tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ viết Tiếng Việt và những yêu cầu về kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái này trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa đó, tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập của các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường đó là kĩ năng viết chữ. Nếu viết đúng, viết đẹp, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. 
Rèn luyện chữ viết không chỉ giúp cho học sinh nắm những kiến thức cơ bản về chữ viết mà còn rèn kĩ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt được các tri thức cơ bản về cấu tạo các chữ cái Tiếng Việt được thể hiện trên bảng lớp, bảng con, ở vở tập viết, vở ghi bài các môn học khác. Đồng thời, học sinh được giáo viên hướng dẫn các yêu cầu kĩ thuật viết từng nét chữ để hình thành nên một chữ cái rồi đến tiếng, từ, cụm từ, câu và cả đoạn văn... Song song với việc rèn chữ hoa, học sinh còn được rèn viết văn bản có thể là nhìn một đoạn văn, đoạn thơ chép lại cho đúng (tập chép) hoặc nghe cô giáo đọc mẫu, học sinh viết vào vở (nghe viết). 
Ở trường tiểu học, trong những năm gần đây, học sinh viết chữ chưa đẹp là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay, học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chữ viết. Vẫn còn nhiều học sinh viết chữ chưa đúng mẫu, chưa đúng độ cao các con chữ, kỷ thuật nối nét chưa đúng, thế chữ không ổn định, viết sai các nét khuyết trên và nét khuyết dưới. Nhiều em viết các chữ viết hoa chưa đúng độ cao, độ rộng, hình dạng con chữ. Ít có học sinh có ý thức và chăm chỉ luyện viết thêm ở nhà. Mặt khác, chữ viết của một số giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước” giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó, đặc biệt là các lớp đầu cấp.
 	Thực tế qua giảng dạy ở lớp tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy vẫn còn nhiều học sinh viết chữ chưa đẹp, chưa đúng mẫu, thế chữ không ổn định, viết sai chính tả ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các môn học khác. Cụ thể, kết quả khảo sát kỹ năng viết sau 4 tuần học ở lớp tôi giảng dạy như sau:
Tổng số HS
HS viết chữ đẹp, đúng mẫu
HS viết chữ chưa đúng mẫu, sai lỗi chính tả
HS viết thế chữ không ổn định
HS sai kỷ thuật nối nét
HS viết chưa đúng các con chữ viết hoa
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
34
4
11,8
30
88,2
25
73,5
30
88,2
28
82,4
2.2 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 rèn chữ viết đúng, viết đẹp
Chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập và là phương tiện giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học - đó là kỹ năng viết chữ. Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy định thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Chữ viết mang tính thực hành cao, ngoài việc học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của việc viết chữ và kỹ thuật viết thì rèn viết chữ đẹp là một yêu cầu cũng hết sức quan trọng và cần thiết, vì vậy chúng ta cần chú ý rèn cho học sinh tính cẩn thận, sự sáng tạo khi viết ngay từ đầu để tạo thành thói quen và kĩ năng cho các em. 
Để làm được điều đó, giáo viên phải là người có những kiến thức chuẩn về những mẫu chữ và những quy tắc cần thiết trong dạy học Tập viết để đưa ra những biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm mang lại hiệu quả cao:
2.2.1. Giáo viên phải nắm rõ kiến thức về những quy định viết chữ
	Trong quá trình hình thành chữ viết cho học sinh, giáo viên cần nắm chắc những quy định về các nét chữ, các dấu thanh, cấu tạo các con chữ, cách viết các con chữ... Cụ thể, giáo viên thường gọi các nét cơ bản để mô tả hình dạng, cấu tạo và quy trình viết một chữ cái theo các nét viết đã quy định ở bảng mẫu, gồm có nét viết và nét cơ bản. Nét viết là một đường viết liền mạch, không phải dừng lại để chuyển hướng ngòi hay nhấc bút. Nét viết có thể là một hay nhiều nét cơ bản tạo thành, ví dụ như nét viết chữ cái o là nét cong kín, nét chữ e là hai nét cong phải, trái tạo thành. Còn nét cơ bản là nét bộ phận dùng để tạo thành nét viết hay hình chữ cái. Nét cơ bản có thể đồng thời là nét viết hoặc nét kết hợp hai, ba nét cơ bản để tạo thành một nét viết. Ví dụ nét cong trái là nét viết chữ c, nét cong phải kết hợp với nét cong trái thì tạo thành chữ e. 
	Các loại nét cơ bản đó là nét thẳng có 3 dạng: thẳng đứng, thẳng ngang, thẳng xiên; nét cong có 2 dạng: nét cong kín, nét cong hở (cong hở trái, cong hở phải); nét móc có 3 dạng: móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu; nét khuyết có 2 dạng: khuyết trên, khuyết dưới và nét hất.
Giáo viên cần cung cấp cho học sinh những đặc điểm, cấu tạo, độ cao, độ rộng và cách viết từng con chữ như con chữ a có độ cao 1 ô li, cấu tạo là một nét cong kín và một nét móc ngược, con chữ b có độ cao là 2 ô li rưỡi, gồm có nét khuyết trên và nét móc ngược, hay con chữ d có độ cao là 2 ô li rưỡi,, gồm có 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược phải; con chữ g có độ cao là 2 ô li rưỡi, gồm nét cong kín và nét khuyết dưới; con chữ t có độ cao là 1 ô li rưỡi, gồm nét hất, nét móc ngược phải, nét ngang,... Bên cạnh đó, giáo viên cần cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cách viết các con chữ hoa như con chữ H cao 5 ô li, gồm có 2 nét: nét 1 là sự kết hợp giữa nét cong trái và nét lượn ngang, nét 2: là sự kết hợp của 3 nét: khuyết trên, khuyết dưới và nét móc ngược phải, nét 3: nét thẳng đứng.
	Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn cho các em biết được điểm đặt bút, dừng bút đúng cách để hoàn thành viết một con chữ và xác định cách rê bút, lia bút. Rê bút là nhắc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết trước hoặc tạo ra vệt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên. Từ rê được hiểu theo nghĩa di chuyển chậm đều đều, liên tục trên bề mặt, do đó giữa đầu bút và mặt giấy không có khoảng cách.
Lia bút là chuyển dịch đầu bút từ điểm dừng này qua điểm dừng khác, không chạm vào mặt giấy. Từ lia xuất phát từ nghĩa ném hoặc đưa ngang thật nhanh. Vì vậy khi lia bút ta phải nhắc đầu bút lên để đưa nhanh sang điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy.
	Cần cung cấp cho học sinh đầy đủ về mẫu chữ - mẫu chữ cái viết thường cỡ chữ vừa: Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị (ô li): b, l, h, k, g, y. Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị (ô li): d, đ, q, p. Các chữ cái được viết với độ cao 1,5 đơn vị (ô li): t. Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 đơn vị (ô li): r, s. Các chữ cái còn lại được viết với độ cao 1 đơn vị (ô li): o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m. Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị (ô li).
Với mẫu chữ cái viết hoa: Các chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị (ô li). Còn mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị (ô li).
Giáo viên cần lưu ý khi dạy viết ứng dụng các chữ ghi tiếng có chữ cái viết hoa đứng đầu (tên riêng, chữ viết hoa đầu câu...), cần hướng dẫn học sinh cách viết tạo sự liên kết bằng nối nét hoặc để khoảng cách hợp lí giữa chữ cái viết hoa và chữ cái viết thường. 
Cụ thể: Có 17 chữ cái viết hoa A, Ă, Â, G, H, K, L, M, Q, R, U, Ư, Y (kiểu 1), A, M, N, Q (kiểu 2) có điểm dừng bút hướng tới chữ viết thường kế tiếp như Hà Nội, Quỳnh Trâm...
Có 17 chữ cái viết hoa B, C, D, Đ, E, Ê, I, N, O, Ô, P, S, T, V, X (kiểu 1), V (kiểu 2) có điểm dừng bút không hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, do đó khi viết cần căn cứ vào từng trường hợp để tạo sự liên kết bằng cách viết chạm đầu nét của chữ cái viết thường vào nét chữ cái viết hoa đứng trước hoặc để khoảng cách ngắn (bằng 1/2 khoảng cách giữa 2 chữ cái viết thường) giữa chữ hoa với chữ thường. Ví dụ như Đà Nẵng, Tây Nguyên, Phan Đình Phùng...
Khi viết chữ cần chú ý cho học sinh nối chữ liền mạch, đảm bảo tốc độ viết nhanh. Viết liền mạch là viết tất cả các hình cơ bản của chữ cái trong một chữ ghi tiếng rồi mới đặt dấu phụ và dấu thanh.
Việc đặt dấu thanh cũng hết sức quan trọng, và việc này đã được xử lí thống nhất trong sách giáo khoa của chương trình Tiểu học mới do Nhà Xuất bản Giáo dục ấn hành, cụ thể: Dấu thanh (huyền, hỏi, sắc, ngã, nặng) được đánh ở âm chính: khóa, thùy, ...), khi âm chính là một âm đôi, xuất hiện trong âm tiết mở (không có âm tiết cuối) thì dấu thanh được đánh ở yếu tố đầu của nguyên âm đôi đó: bìa, bùa... Khi âm chính là một âm đôi, xuất hiện trong âm tiết đóng (có âm cuối) thì dấu thanh được đánh ở yếu tố cuối của nguyên âm đôi đó: miếng, buồm, vượn,... Cách đặt dấu thanh trong chữ viết Tiếng Việt cũng cần đảm bảo sự hài hòa, cân đối và mang tính thẩm mĩ, nên các dấu thanh thường được đặt vào vị trí khoảng giữa (trên, dưới) đối với chữ cái a, ă, o, ơ, e, i (y), u, ư như cài, gỡ, hỏi, nặng; riêng đối với các chữ cái â, ê, ô thì dấu huyền, sắc được đặt ở phía bên phải của dấu mũ: gối, khế, cấy...
2.2.2. Các bước chuẩn bị, tiến hành hướng dẫn học sinh luyện viết 
a. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, đồ dùng học tập trước khi lên lớp
 	Điều kiện cơ sở vật chất: Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế học sinh không thể thiếu đối với việc dạy học nói chung, đối với việc rèn chữ nói riêng. Vì vậy, nó phải đảm bảo để học sinh học tập tốt hơn.
Hoạt động chủ đạo của học sinh trong giờ học Tập viết là thực hành luyện tập nhằm mục đích hình thành kĩ năng viết chữ thành thạo, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hành luyện viết trên 2 hình thức: viết trên bảng và viết trong vở Tập viết. Để thực hành luyện viết đạt kết quả tốt, học sinh cần có ý thức chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học tập thiết yếu sau: 
Thứ nhất: bảng con màu đen (hoặc xanh đậm), bề mặt có độ nhám vừa phải, dòng kẻ ô rõ ràng, đều đặn dễ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn. Bảng con là công cụ thực hành tiện lợi và hiệu quả đối với học sinh, có tác dụng tích cực trong quá trình dạy tập viết ở tiểu học. Loại bảng viết bằng phấn và loại bảng viết bằng bút dạ có những mặt ưu và một số hạn chế nhất định khi sử dụng, song tác dụng của chúng đối với rèn kĩ năng viết cho học sinh là rất quan trọng.
Thứ hai: Phấn trắng có chất lượng tốt sẽ làm nổi rõ hình chữ trên bảng. Nếu viết bút dạ thì bút phải cầm vừa tay, đầu bút nhỏ, ra mực đều mới viết được rõ ràng. 
Thứ ba: Khăn lau sạch, có độ ẩm vừa phải, dễ cầm tay sẽ giúp cho việc xóa bảng hợp vệ sinh và không ảnh hưởng đến chữ viết.
Thứ tư: Vở tập viết phải đúng mẫu theo quy định của Bộ Giáo dục. Học sinh phải giữ vở sạch sẽ, bao bìa kính ở ngoài, có ghi tên, lớp rõ ràng. Khi sử dụng vở tập viết thì học sinh lưu ý không được làm dơ, bẩn, trình bày chữ viết sạch sẽ, đẹp, khoa học, không bôi xóa lung tung. 
Thứ năm: Bút, với bút mực thì phải sử dụng bút không nhạt quá, cũng không đậm quá. Với bút máy thì phải chọn bút máy chuẩn, ngòi mềm, đầu bút thanh, vừa tay cầm và chuẩn bị mỗi bạn một lọ mực, một cái khăn và một cái bìa kê tập. Khi viết bút mực giáo viên cần lưu ý cho học sinh viết cẩn thận, không để mực dây ra tập, quần áo, không được viết nhanh, viết ẩu, viết ngoáy.
b. Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm phấn, cầm bút
Quá trình hình thành kĩ năng viết chữ trải qua hai giai đoạn:
Giai đoạn nhận biết, hiểu về chữ viết thông qua hoạt động của các giác quan mắt, tai và hoạt động của vùng ngôn ngữ trong bộ não.
Giai đoạn điều khiển vận động (cơ, xương bàn tay), thường có hiện tượng "lan tỏa", dễ ảnh hưởng tới một số bộ phận khác trong cơ thể (ví dụ: miệng méo, vai gù, lệch...). Nhận thức rõ tầm quan trọng của giai đoạn này trong quá trình tập viết, chương trình Tiểu học Pháp từ năm 1991 đã xác định: “Tập viết là môn học của bàn tay và cơ thể, đòi hỏi sự chính xác của nét bút, sự khéo léo trong trình bày, sự nhảy cảm về thẩm mĩ khi viết.”
Bởi vậy trong quá trình viết chữ học sinh cần lưu ý đến tư thế ngồi viết cũng như cách cầm bút và phấn.
Tư thế ngồi viết: học sinh cần ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 -30 cm, nên cầm bút (phấn) bằng tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở (bảng) để trang viết (bảng) không bị xê dịch, hai chân để song song, thoải mái.
Tư thế ngồi viết
	Cách cầm phấn: Cầm bằng 3 ngón tay, đầu ngón cái cách đều viên phấn khoảng 1 cm, cầm phấn chắc vừa phải, khi đưa phấn lên cần nhẹ tay để tạo nét thanh, khi đưa xuống cần miết đầu phấn mạnh hơn chút để tạo nét đậm. Nhưng phải từ từ, tránh đột ngột.
	Cách cầm bút: Cầm bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) với độ chắc vừa phải, không chặt quá, không lỏng quá. Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng từ trái qua phải (không nhấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy), cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay cử động mềm mại, thoải mái. Khi viết cần tạo nét thanh bằng cách đưa bút lên nhẹ, còn khi đưa xuống cần miết ngòi bút xuống để tạo nét đậm. Ngoài ra khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt, nếu viết chữ nghiêng cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở cần xê dịch vở sang bên sáng để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp. 
Cách cầm bút
c. Hướng dẫn học sinh viết đúng, viết đẹp
 	* Củng cố cho học sinh những kiến thức căn bản của cách viết: 
Vào đầu năm học giáo viên đã củng cố kiến thức cơ bản về độ cao, độ rộng, khoảng cách các con chữ và chữ, các quy tắc đặt dấu thanh, cách cầm phấn, cầm bút, tư thế ngồi viết để học sinh nắm chắc nhằm tạo cho các em những thói quen tốt trong việc rèn viết chữ.
Giáo viên giúp học sinh xác định lại vị trí đường kẻ trong vở học sinh, tọa độ của các nét chữ, chữ trong khung chữ mẫu
Về cơ bản, hình dạng 29 chữ cái viết thường cỡ chữ vừa có thể chia thành ba nhóm, có cấu tạo các nét cơ bản gần gũi với nhau. Luyện viết theo từng nhóm chữ giúp cho kĩ năng viết các nét cơ bản thành thạo, tạo thói quen viết đều nét và đẹp chữ. Dựa vào mẫu chữ viết trong trường Tiểu học, tùy điều kiện giáo viên có thể cho học sinh luyện viết theo hai cách: 
Ở giai đoạn của việc luyện viết, giáo viên nên chọn loại vở kẻ ô vuông nhỏ (dòng kẻ 4 ô ly), để dễ xác định chiều cao và bề rộng cho đúng tỉ lệ. Biện pháp thực hiện chủ yếu là từ dễ đến khó theo từng nhóm chữ:
Nhóm 1: i, u, ư, t, n, , m, v, r: các chữ cái ở nhóm này có chiều cao 1 đơn vị (ô li), riêng chữ cái r có cao 1, 25 đơn vị (ô li)

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc