Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập nhằm phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh trường THPT Bình Xuyên

Trên thế giới cầu lông xuất hiện từ rất sớm, và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, cầu lông thế giới đã có nhiều thay đổi trong lối đánh, kỹ thuật, chiến thuật và luật thi đấu. Trong những năm gần đây cầu lông thế giới phát triển rất nhanh, cách đánh, kỹ thuật mới không ngừng ra đời.
Đặc điểm nổi bật của cầu lông là lối đánh sôi động và tốc độ, kết hợp với điểm rơi biến hóa, sự điêu luyện kỹ thuật phối hợp ở mọi vị trí. Cơ sở của một trận đấu là nhịp độ nhanh, năng lực tốc độ, phản ứng kịp thời. Khả năng phối hợp vận động với ý chí tập trung cao và sự ổn định về tâm lí. Thành tích thi đấu gắn liền với quá trình diễn biến tâm lí của vận động viên. Quyết đoán, dũng cảm, mưu trí, vững vàng là những phẩm chất tâm lí chủ yếu của vận động viên cầu lông.
Đối với thể thao Việt Nam cầu lông cũng có những bước phát triển và tiến bộ rõ rệt, thu hút được một số lượng lớn người tham gia tập luyện ở mọi lứa tuổi, và mọi thành phần trong xã hội.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC MÔN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Việt Hằng Mã sáng kiến: 31.60.04 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, TDTT ngày càng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. TDTT không chỉ giúp cho con người tăng cường sức khỏe mà còn giúp cho con người lao động và học tập tốt hơn. Giúp cho con người phát triển cân đối và toàn diện, không những thế TDTT ngày nay còn cho các quốc gia thêm tình hữu nghị khẳng định sức mạnh của mình trên trường thế giới. Ý thức được tầm quan trọng đó nền giáo dục của chúng ta đã đem môn học thể dục vào ở tất cả các cấp học, với mục đích nâng cao sức khoẻ cho mọi người, đào tạo thế hệ trẻ có một thể lực dồi dào đáp ứng được công cuộc "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Cùng với sự phát triển của các bộ môn khác TDTT đã và đang được sự quan tâm và phát triển sâu rộng. Ở các trường THPT TDTT chiếm một vai trò quan trọng trong phát triển, nâng cao thể lực của học sinh. Nó bao gồm nhiều môn mới với đặc tính khác nhau như: cầu lông, bóng rổ, bơi lội trong đó cầu lông ngày càng được phổ cập rộng rãi, chiếm được tình cảm của thế hệ trẻ nói chung, vì vậy môn cầu lông đã được đem vào chương trình học bắt buộc cho học sinh THPT mà chương trình cũ chỉ ở nội dung tự chọn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực, đã tạo nên thành tựu quan trọng có tác động mạnh mẽ tối đời sống của con người trên nhiều mặt, và đặc biệt là trong lĩnh vực thể dục thể thao. Vì vậy trong nhiều thập niên trở lại đây, thể thao thế giới đã chứng kiến rất nhiều kì tích và nhiều kỷ lục được lập trong các môn thể thao, điều đó đã làm cho thể thao ngày càng trở nên hấp dẫn và cuốn hút mọi người cổ vũ, tham gia tập luyện củng cố và nâng cao sức khoẻ. Trong môn cầu lông để có thể thi đấu tốt, ngoài kỹ thuật cá nhân điêu luyện, vận động viên phải có một nền tảng thể lực tốt và tâm lý thi đấu vững vàng. Kỹ thuật cầu lông rất phức tạp và đòi hỏi một quá trình tập luyện lâu dài và gian khổ. Với xu hướng phát triển lối đánh cầu tốc độ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tấn công và phòng thủ của Cầu lông thế giới. Vì vậy vận động viên không những tấn công tốt và còn phải phòng thủ vững chắc để giành kết quả cao. 3 Chức năng TDTT không phải tự nó được thực hiện mà thông qua sự hoạt động tích cực của con người, chỉ có trực tiếp tập luyện thỡ chức năng TDTT mới được phát huy. Chức năng chung của thể dục thể thao: Chức năng của thể dục thể thao liên quan một cách khách quan đến những tác động không chỉ về mặt thể thao mà cả về mật phẩm chất tâm lí nhân cách. Vì vậy chức năng đặc thù không thể tách rời, những chức năng văn hóa giáo dục chung của nó. 7.1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của thể dục thể thao trong nhà trường. Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục XHCN. nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện có trí thức, có đạo đức và hoàn thiện về thể chất. Tăng cường sức khỏe cho nhân dân, nâng cao trình độ thể chất, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, và giáo dục con người. Đảng ta đó khẳng định “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người” nhân tố con người đóng vai trò quan trọng và được đặt ở vị trí trung tâm trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội. 7.1.1.3. Vị trí và đặc điểm của môn cầu lông. Trên thế giới cầu lông xuất hiện từ rất sớm, và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, cầu lông thế giới đã có nhiều thay đổi trong lối đánh, kỹ thuật, chiến thuật và luật thi đấu. Trong những năm gần đây cầu lông thế giới phát triển rất nhanh, cách đánh, kỹ thuật mới không ngừng ra đời. Đặc điểm nổi bật của cầu lông là lối đánh sôi động và tốc độ, kết hợp với điểm rơi biến hóa, sự điêu luyện kỹ thuật phối hợp ở mọi vị trí. Cơ sở của một trận đấu là nhịp độ nhanh, năng lực tốc độ, phản ứng kịp thời. Khả năng phối hợp vận động với ý chí tập trung cao và sự ổn định về tâm lí. Thành tích thi đấu gắn liền với quá trình diễn biến tâm lí của vận động viên. Quyết đoán, dũng cảm, mưu trí, vững vàng là những phẩm chất tâm lí chủ yếu của vận động viên cầu lông. Đối với thể thao Việt Nam cầu lông cũng có những bước phát triển và tiến bộ rõ rệt, thu hút được một số lượng lớn người tham gia tập luyện ở mọi lứa tuổi, và mọi thành phần trong xã hội. 7.1.2. Cơ sở sinh lý của các tố chất vận động. 7.1.2.1. Cơ sở sinh lý của tố chất sức nhanh. 5 Để giải quyết tốt hai nhiệm vụ đặt ra của đề tài nghiên cứu tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 7.2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm. 7.2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm. 7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 7.2.2.5. Phương pháp toán học thống kế. 7.2.3. Địa điểm nghiên cứu. Sân cầu lông - Nhà RLTC - Trường THPT Bình Xuyên. 7.2.4. Tổ chức nghiên cứu. Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG 7.3.1. Những khó khăn bất cập khi giảng dạy môn cầu lông. 7.3.1.1. Khó khăn về trình độ học sinh không đồng đều. Về giới tính cũng là một vấn đề lớn trong việc học tập và tiếp thu kỹ chiến thuật. 7.3.1.2. Thời lượng học trên lớp ít số lần HS được tiếp xúc, sửa sai kĩ thuật rất ít. 7.3.1.3. Kỹ thuật một số động tác quá khó trong khi đó học sinh là đối tượng mới tập mới học gây ra cho học sinh tiếp thu động tác một cách thụ động, không hứng thú, tập luyện động tác. 7.3.1.4. Cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn ở các Trường THPT nông thôn: không có nhà tập, đầu tư cho tập luyện chi phí thấp. Vợt, Cầu sử dụng đều là trang bị rẻ tiền ảnh hưởng đến kỹ thuật động tác. 7.3.1.5. Trong phân phối chương trình thường 1 tiết Thể dục ghép từ 02 nội dung trở lên. Phần khởi động của giáo viên khởi động chuyên môn. Riêng phần Cầu lông khởi động chuyên môn thường bỏ qua không thể hiện trên giáo án. 7.3.1.6. Trình độ kĩ thuật về môn Cầu lông giữa các thày với các thày, các thày với các cô giảng dạy môn thể cũng chênh lệch gây ra sự khó khăn cho việc tiếp thu kỹ thuật của học sinh. 7.3.2. Thực trạng giảng dạy môn cầu lông hiện nay. Trong chương trình giảng dạy môn cầu lông ở trường THPT từ lớp 10 đến lớp 12 các em chỉ được học các kỹ thuật của môn cầu lông chứ các em không được trang bị thể 7 Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học cầu lông tôi đã nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 5 – 6 phút/tiết (vào phần thể lực của mỗi giáo án) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình cầu lông. 7.4.2.1. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh. Đặc điểm thi đấu cầu lông và tập luyện cầu lông là người chơi cầu lông luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật,v.vVì vậy sức mạnh trong cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh, và các động tác đánh cầu,v.vTừ đó cho ta thấy sức mạnh trong môn cầu lông là sức mạnh tốc độ. Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao vì vậy phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao của các nhóm cơ tham gia vào hoạt động mà không tập luyện sức mạnh cầu lông một cách tuỳ tiện. Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu cầu lông. Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn cầu lông được tôi đưa vào cho học sinh tập luyện các bài tập sau: Bài tập 1: Ném cầu xa. - Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông đánh tay trong khi đánh cầu. - Chuẩn bị: Mỗi em một quả cầu lông Hải Yến đứng đối diện nhau cách nhau 5m. - Cách tập luyện: Đứng thành hàng ngang quay mặt vào nhau cách nhau 5m, giãn cách 1 sải tay. Giáo viên ra lệnh bằng còi hàng có cầu thực hiện ném cầu ra xa phía hàng đối diện. - Thực hiện: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên) đưa cầu ra sau vươn hông và ném. Hàng đối diện nhặt cầu và ném lại tương tự. Đội hình tập luyện: x x x x x x x 5m x x x x x x . GV 9 phản ứng của nó là phụ thuộc vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất đó là sức nhanh di chuyển để thực hiện kỹ thuật động tác. Vì vậy các bài tập được đưa vào để phát triển sức nhanh cho học sinh được tôi chọn đưa vào đó là: Bài tập 1: Nhảy dây. - Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của tay và chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỹ thuật đánh cầu. - Chuẩn bị: 20 dây nhảy đơn (Giáo viên mua hoặc học sinh tự tạo). - Cách tập: + Đo dây: 2 tay cầm dây sao cho khi gấp đôi dây để ở vùng “chấn thuỷ” (giữa xương ức và bụng) thì dây vừa chạm vào đầu bàn chân. + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh của giáo viên, hàng ngang tập đồng loạt, chú ý khi nhảy dây đầu gối không được co chỉ dùng sức cổ chân và nhảy liên tục không có bước đệm. - Thời gian: 3 phút. Đội hình tập luyện: x x x x x x x x x x x x x x x x .GV Bài tập 2: Di chuyển ngang nhặt cầu 5, 18 m. - Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển ngang. - Chuẩn bị: + Quả cầu lông: 10 đến 15 quả/ em (có thể dùng cả quả cầu hỏng). + Sân cầu lông đơn. - Cách tập: Thực hiện từng hàng đứng dọc giữa sân cầu lông đơn. Có hiệu lệnh còi tất cả di chuyển sang phải nhặt từng quả cầu ở đường dọc bên phải di chuyển sang trái bỏ vào giỏ ngoài đường dọc bên trái. - Thời gian: 1 phút. - Đội hình tập luyện: 11
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_nham_phat_trien_the_luc.doc