Sáng kiến kinh nghiệm Lao động và việc làm, hướng giải quyết việc làm ở khu công nghiệp - Địa lí 9

Sáng kiến kinh nghiệm Lao động và việc làm, hướng giải quyết việc làm ở khu công nghiệp - Địa lí 9

Xã hội: Nước ta đang trên đường phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cùng với sự phát triển chung của đất nước tỉnh Vĩnh Phúc là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh nhà như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh ta rất lớn, số vốn đầu tư thực tế năm 2018 khoảng trên 30.000 tỉ đồng. Nhiều khu công nghiệp được hình thành thu hút người lao động khắp các tỉnh xung quanh đến lao động và làm việc. Vậy mà số lao động trong tỉnh vẫn còn thất nghiệp, điều đó có nghĩa là tình trạng việc làm không ổn định. Vĩnh Phúc đang thiếu lao động có tay nghề, công nhân kĩ thuật bậc cao, trong khi cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm. Nhiều khu công nghiệp khi mở rộng ruộng đất bị thu hồi để thực hiện dự án đầu tư, người lao động bị đưa ra khỏi mảnh đất của mình sau đó cũng được thu hút vào làm việc tại khu công nghiệp. Nhưng để số lao động nông thôn làm việc cho các doanh nghiệp còn nhiều bất cập về trình độ lao động, khả năng thích ứng với công việc còn hạn chế do quan hệ xã hội hạn hẹp, ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng tư liệu lao động hiện đại dẫn đến tình trạng thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định cuộc sống bấp bênh.

Giáo viên: Hiện nay khâu hướng nghiệp nghề cho học sinh lớp 9 chưa được quan tâm, chưa xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn, chưa có giáo viên chuyên trách trong việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, các giáo viên cũng chưa quan tâm đến việc giáo dục nghề nghiệp cho học sinh ở cấp trung học cơ sở với suy nghĩ các em còn nhỏ việc tuyên truyền định hướng nghề nghiệp cho các em còn hạn chế.

doc 12 trang Mai Loan 18/04/2025 510
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lao động và việc làm, hướng giải quyết việc làm ở khu công nghiệp - Địa lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
 a) Tác giả sáng kiến: Lê Thị Hân
 - Ngày tháng năm sinh: 13/12/1978 Nữ
 - Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường THCS Bá Hiến
 - Chức danh: Giáo viên
 - Trình độ chuyên môn: Đại học Văn – địa
 - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% cá nhân tạo ra sáng 
kiến
 b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Hân
 c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các 
thông tin cần được bảo mật (nếu có):
 - Tên sáng kiến: Lao động và việc làm, hướng giải quyết việc làm ở 
khu công nghiệp - Địa lí 9
 - Lĩnh vực áp dụng:
 Áp dụng giảng dạy môn Địa lí 9, phần địa lí dân cư.
 Áp dụng hướng nghiệp cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.
 Áp dụng thực tế việc làm ở địa phương hiện nay.
 Vấn đề mà sáng kiến giải quyết giúp dân cư địa phương có việc làm tại 
chỗ và có thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và làm giàu cho xã 
hội.
 - Mô tả sáng kiến:
 + Về nội dung của sáng kiến: 
 c.1. Lời giới thiệu
 Hiện nay vấn đề lao động và việc làm là vấn đề cả xã hội đều quan tâm, 
không phải ngẫu nhiên mà vấn đề giải quyết việc làm lại xuất hiện nhiều trên 
 1 khỏi mảnh đất của mình sau đó cũng được thu hút vào làm việc tại khu công 
nghiệp. Nhưng để số lao động nông thôn làm việc cho các doanh nghiệp còn 
nhiều bất cập về trình độ lao động, khả năng thích ứng với công việc còn hạn 
chế do quan hệ xã hội hạn hẹp, ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng tư liệu lao 
động hiện đại dẫn đến tình trạng thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng 
không ổn định cuộc sống bấp bênh.
 Giáo viên: Hiện nay khâu hướng nghiệp nghề cho học sinh lớp 9 chưa 
được quan tâm, chưa xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các 
doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn, chưa có giáo viên chuyên trách 
trong việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, các giáo viên cũng chưa quan 
tâm đến việc giáo dục nghề nghiệp cho học sinh ở cấp trung học cơ sở với suy 
nghĩ các em còn nhỏ việc tuyên truyền định hướng nghề nghiệp cho các em 
còn hạn chế.
 Học sinh: Chưa nhận biết được năng lực sở trường của mình để lựa chọn 
nghề nghiệp, việc làm cho tương lai. 
 Phụ huynh: Nhận thức của bộ phận người dân về việc làm chưa đầy đủ, 
đại bộ phận phụ huynh chỉ đôn đốc con em học và thi vào các trường Đại học 
mà chưa hướng con em mình lựa chọn việc làm phù hợp với bản thân và gia 
đình.
c.3. Nguyên nhân:
 - Cơ cấu giáo dục chưa hợp lí: Giáo dục và đào tạo, phương pháp đào tạo 
chưa sát với thực tế lao động địa phương, thiếu định hướng nghề nghiệp cho 
học sinh từ cấp trung học cơ sở, học sinh thiếu kĩ năng thực tế để đáp ứng 
công việc.
 - Giải quyết việc làm cho người học: Các trường nghề xung quanh địa bàn 
chưa liên kết với doanh nghiệp, khâu tuyển dụng chưa phát triển mạng lưới 
thông tin thị trường, người lao động chưa biết đến để tìm việc làm phù hợp. 
Lao động nông thôn quá tuổi tuyển dụng của doanh nghiệp không có việc 
làm, không biết nghề phụ.
 - Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường còn hạn chế đặc biệt cấp trung 
học cơ sở.
 3 Học sinh tham quan thực tế doanh nghiệp sản xuất
 - Mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình 
độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề), cần mở rộng đào tạo nghề 
cho học sinh sau trung học cơ sở. Trong đào tạo cần chuyển sang đào tạo theo 
định hướng đào tạo gắn với sử dụng, nhu cầu của sản xuất, tạo khả năng cung 
cấp lao động có chất lượng cao về tay nghề và sức khoẻ tốt, có kỹ thuật, tác 
phong công nghiệp, có văn hoá cho thị trường trong nước và ngoài nước.
 - Cơ sở đào tạo và doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình độ 
cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hoá đối với lao động trẻ, khoẻ để cung ứng 
cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và 
xuất khẩu lao động.
 - Tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao động xuất khẩu, để tạo điều 
kiện cho học sinh tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế 
giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu 
thu hút lao động của nước ta đến làm việc.
 - Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng sâu sắc của giáo dục và đào tạo trong 
việc nâng cao dân trí cho nhân dân và đào tạo nghề cho con em nông dân chủ 
yếu là lao động nông thôn, cần coi việc nâng cao trình độ cho lao động nông 
nghiệp là một điểm đột phá nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông 
nghiệp. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn thiết thực, hiệu quả, gắn với 
 5 Chương trình hướng nghiệp cho học sinh lớp 9
Giải pháp 3: Giải pháp cho lao động địa phương tại khu công nghiêp
 - Phát triển mạnh khu vực dân doanh, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ 
để nhanh tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản xuất
 - Hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm 
đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động tại khu công 
nghiệp. 
 - Xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn toàn diện và hợp lí, bao gồm cả nông 
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Vai trò to lớn giải quyết 
việc làm để tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
 - Tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, kết hợp với đẩy mạnh 
cơ giới hóa. Lao động nông thôn sản xuất còn lạc hậu, lao động thủ công là 
chính. Vì vậy cần tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất làm tăng 
năng suất lao động. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa có ý nghĩa rất to lớn trong phát 
triển kinh tế nông thôn từ khâu làm đất (máy phay đất) đến khâu tuất lúa (máy 
vò), làm bớt đi nặng nhọc cho nông dân, chuyển lao động sang làm nghề khác 
tăng thu nhập cho người dân.
 - Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp trình độ cao, quy hoạch vùng sản xuất 
nông nghiệp hợp lí, tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng khoa học kĩ thuật đưa 
giống cây trồng, gia súc mới vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa 
 7 Áp dụng của sáng kiến với chương trình giảng dạy, giáo viên, học sinh 
và cán bộ quản lí trong nghiên cứu và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực lao 
động hiện tại và tương lai.
 Áp dụng trong phân công lao động tại địa phương, nhất là khu công 
nghiệp.
 Khả năng áp dụng cụ thể trong một bài dạy: Tiết 4 - Bài 4: Lao động và 
việc làm. Chất lượng cuộc sống 
 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
 + So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong 
đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải 
pháp tương tự đã biết ở cơ sở.
 Lợi ích kinh tế xã hội thu được khi áp dụng giải pháp: Khi áp dụng sáng 
kiến đem lại hứng thú học tập cho học sinh, học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, biết 
định hướng nghề nghiệp cho bản thân, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu 
nhập cho bản thân, cho gia đình, làm giàu cho cuộc sống gia đình và làm giàu 
cho xã hội. Từ đó nâng cao nhận thức của học sinh và phụ huynh về vấn đề việc 
làm, chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường ngày càng nâng cao, được 
nhân dân tin yêu. Từ đó góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài tạo ra 
nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương.
 Kết quả cụ thể sau khi thực hiện đề tài đạt được như sau :
 Lớp Tổng số Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài
 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
 9A 31 20 64,5 % 30 96,8%
 9B 35 15 42,8 % 32 91,4 %
 9C 32 12 37,5% 30 93,8 %
 Tổng 98 47 47,9% 92 93,8%
 Đề tài mà tôi đã áp dụng cho học sinh trong năm học vừa qua, tôi nhận 
thấy đa số học sinh đều có hứng thú học tập và hoàn thành bài học một cách 
 9 hội, không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn 
thiện về nhân cách và trí tuệ, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi 
trường, sức khỏe con người. Con người có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo 
nhu cầu đời sống còn đảm bảo các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện.
 - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có); Không bảo mật
 d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
 - Phương pháp: Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, các 
chuyên đề của trường bạn, mạng Internet, từ thực tế nguồn lao động tại địa 
phương, thực tế giảng dạy của đơn vị. Phương pháp thu thập số liệu và phân tích 
tình hình nguồn lao động tại địa phương. Trao đổi ý kiến với cán bộ địa phương 
tìm hiểu nguồn lao động hiện tại và dự báo nguồn lao động trong tương lai để 
định hướng nghề nghiệp phù hợp cho học sinh.
 - Phương tiện: Sử dụng các sách tham khảo 
 + Báo lao động
 + Luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 + Tạp chí dân chủ và pháp luật
 + Quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc 
 + Bài phát biểu của đồng chí hiệu trưởng về công tác phân luồng học sinh sau 
trunbg học cơ sở.
 + Tư liệu trên một số website các trường Trung học cơ sở
 + Sách giáo khoa Địa lí 9, sách giáo viên Địa lí 9, Để học tốt Địa lí 9
 đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, 
tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu.
 - Sáng kiến có tính khả thi cao được áp dụng trong việc giảng dạy phân 
môn Địa lí lớp 9.
 - Qua các tiết học, học sinh hứng thú học tập, khai thác kiến thức nhẹ 
nhàng, vấn đề việc làm hiện tại và tương lai thiết thực với học sinh có thể áp 
dụng được lâu dài với các khóa học.
 - Học sinh có ý thức học tập hơn để nâng cao trình độ người lao động, trở 
thành người lao động có trình độ có tay nghề cao
 - Các tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến:
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lao_dong_va_viec_lam_huong_giai_quyet.doc