Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh chinh phục dạng bài tập tìm lỗi sai

Sai về sự hòa hợp giữ chủ ngữ và động từ (Subject-Verb Agreement)
Các đáp án bị gạch chân sẽ chủ yếu là động từ chính và chủ ngữ của câu. Thường trong những câu này chủ ngữ và động từ không đứng cạnh nhau mà có thể bị xen vào bởi các thành phần khác (mệnh đề quan hệ,đại từ quan hệ…)
Ví dụ : Tìm lỗi sai trong câu và sửa lại cho đúng:
I like (A) pupils (B) who works (C) very hard (D).
Trong câu ta thấy đáp án B là chủ ngữ của câu; A, C là động từ trong câu. Xét đáp án A đúng vì chủ ngữ là “I”. Sang đáp án B, dựa vào nghĩa (tôi thích những học sinh người mà học tập chăm chỉ) ta thấy danh từ “pupils” ở dạng số nhiều là đúng. Mệnh đề quan hệ “who” thay thế cho danh từ số nhiều “pupils” nên động từ theo sau cũng phải chia theo danh từ số nhiều thànhC là đáp án cần sửa.
Chữa lỗi: works thành work
Dịch câu: Tôi thích những học sinh mà học tập chăm chỉ.
Trong câu ví dụ trên, chủ ngữ “pupils” và động từ “work” không đi liền nhau mà được xen vào bởi đại từ quan hệ “who”.
MỤC LỤC Nội dung Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT I. LỜI GIỚI THIỆU 1 II. TÊN SÁNG KIẾN 1 III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 1 IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN 1 V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1 VI. THỜI GIAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1 VII. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 1. Cơ sở lý luận 2 2. Cơ sở thực tiễn 2 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Đối tượng nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI 4 TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH 1. Thực trạng và khó khăn chung trong việc dạy và học tiếng 4 anh của HS THPT Phạm Công Bình 2. Thực trạng dạy và học chuyên đề tìm lỗi sai trong trường 4 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 1. Kiến thức cơ bản 5 2. Hệ thống các loại lỗi sai trong bài tập tìm lỗi sai 5 2.1. Sai về sự hòa hợp giữ chủ ngữ và động từ 5 2. 2. Sai về thì của động từ, việc kết hợp sử dụng các thì 5 (Verb tenses and sequence of tenses) 2. 3. Sai về việc sử dụng từ loại (Part of speech, pronouns) 6 2. 4. Sai về việc dùng giới từ (Preposition, phrasal verbs ) 6 2. 5. Sai về cấu trúc song song (parallel structure) 6 2. 6. Sai về các chủ đề ngữ pháp khác 7 2.7. Sai về việc sử dụng các cấu trúc câu đặc biệt 7 2. 8. Sai về Verb form (V-ing, to V, V(inf) 7 2. 9. Sai về lỗi dùng quantifier/ determiner and articles 7 2.10. Sai về nghĩa của từ, từ vựng, các từ hay gây nhầm lẫn 7 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI TẬP TÌM LỖI SAI 8 1. Phương pháp xác định lỗi sai 8 2. Ví dụ minh họa 9 3. Hệ thống bài tập cụ thể 11 3.1. Hệ thống bài tập theo loại lỗi sai 11 3.2. Hệ thống bài tập theo mức độ 18 i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV: GV HS: HS Trung học phổ thông: THPT Trung học phổ thông quốc gia: THPTQG Mệnh đề trạng ngữ: MĐTN Mệnh đề quan hệ: MĐQH Quá khứ đơn: QKĐ Quá khứ hoàn thành: QKHT Tương lai đơn: TLĐ Tương lai hoàn thành: TLHT Hiện tại hoàn thành: HTHT Subject (chủ ngữ): S Verb (động từ): V Object (tân ngữ): O iii PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Cơ sở lý luận Toàn cầu hóa đang tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho những người trẻ, đặc biệt là lớp trẻ trong tương lai. Chìa khóa để giúp người trẻ hội nhập không chỉ là kiến thức mà còn là ngoại ngữ- đặc biệt là tiêng Anh-ngôn ngữ quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh, chính phủ đã chú trọng rất nhiều đến việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường, điển hình là đề án ngoại ngữ 2020. Một số phụ huynh cũng đã đầu tư cho con học tiếng Anh ngay từ cấp học mầm non. Tuy nhiên, đối với học sinh THPT thì dường như tiếng Anh có vẻ không còn được học sinh chú trọng và đầu tư thời gian Do đặc điểm của trường là đặt ở khu vực nông thôn, gia đình học sinh thuần nông hoặc bố mẹ đi làm ăn xa, học sinh chủ yếu là các em có học lực trung bình yếu, không có động lực học nên việc dạy học tiếng Anh trong trường THPT Phạm Công Bình là rất khó khăn. Với mục tiêu là có thể giúp các em học sinh có thể tự tin vượt qua kì thi THPT QG giáo viên phải nỗ lực không ngừng để trau dồi kiến thức cho các em bằng cách nhắc đi nhắc lại các chủ điểm quan trọng thường gặp trong kì thi THPTQG Một trong những cách làm hiệu quả đó là ôn luyện cho học sinh dạng bài tìm lỗi sai. Mặc dù dạng bài tập này chỉ chiếm có 3 câu trong đề thi THPTQG nhưng thông qua dạng bài này, giáo viên có thể phát hiện học sinh còn hổng kiến thức ở mảng nào để bồi dưỡng thêm cho các em. Hơn nữa mỗi lần sửa bài giáo viên có thể nhắc lại kiến thức về phần đó cho các em, mưa dầm thấm lâu HS sẽ nhớ được kiến thức một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. 2. Cơ sở thực tiễn: Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tác giả nhận thấy không ít HS không nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh. Trong suy nghĩ, các em vẫn cho rằng, chỉ cần học môn các em sẽ xét điểm thi đại học, còn tiếng anh thi tốt nghiệp “khoanh bừa cũng được mấy điểm”. Do vậy, trong suốt quá trình học ở trường, môn tiếng Anh không được chú trọng đến. Quá trình chữa bài và phỏng vấn học sinh cho thấy, các em học sinh hầu như làm bài tập dạng tìm lỗi sai theo cảm tính hơn là suy luận logic và có chiến thuật. Khi được giáo viên hỏi tại sao lại sai, các em dường như không giải thích được lí do. Chính vì thế kết quả làm bài thường không cao và khi chữa dạng bài tập này các em dường như không lĩnh hội được gì nhiều. Bởi vậy,việc hình thành kĩ năng và làm dạng bài này một cách có chiến thuật là rất cần thiết . 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là chia sẻ phương pháp dạy học sinh làm bài thi dạng bài tìm lỗi sai, đồng thời đưa ra hệ thống các câu hỏi theo từng dạng bài giúp thầy cô có thêm nguồn tài liệu tham khảo, giúp học sinh có thêm nguồn bài tập phong phú hơn. Nghiên cứu còn cung cấp cho học sinh hệ thống các bài tập theo mức độ( nhận biết, thông hiểu, vận dụng) phân chia theo đề thi THPTQG với phần giải chi tiết cũng như một số bài tập tự luyện ở nhà. Hơn tất cả nghiên cứu còn hướng tới tổng ôn tập các chuyên đề ngữ pháp tiếng anh thông qua việc giải thích các đáp án trong từng câu hỏi. Qua đó kiến thức của học sinh được củng cố khắc sâu, tạo tiền đề chinh phục các câu hỏi khác trong toàn bộ đề thi chứ không chỉ dừng lại ở dạng bài tìm lỗi sai. Sau khi tham gia nghiên cứu này, học sinh: - Biết cách, phương hướng làm bài xác định lỗi sai 2 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH 1. Thực trạng và khó khăn chung trong việc dạy và học tiếng anh của HS THPT Phạm Công Bình ❖ Học sinh • Không coi trọng tiếng anh, dẫn đến lười học, học chống đối, gây mất trật tự trong các giờ học tiếng anh • Mất gốc từ đầu, dẫn đến chán nản không muốn học • Không có nhiều thời gian tự học ở nhà vì đa phần là con em nông dân, chỉ có đủ thời gian cho việc tự học các môn thi đại học • Không biết cách làm bài như thế nào, không có vốn từ vựng, thiếu các kĩ năng cơ bản để làm các dạng bài tập • Không thể dịch những đoạn văn sang tiếng Việt • Không biết cách phát âm sao cho đúng • Gặp khó khăn trong việc nhớ công thức, từ vựng, giao tiếp và viết những đoạn văn ❖ Giáo viên • Vì trình độ HS còn kém nên giáo viên mất rất nhiều thời gian để lấy lại kiến thức cơ bản cho học sinh nên đôi khi chưa dành nhiều thời gian cho học sinh rèn kĩ năng làm bài. 2. Thực trạng dạy và học chuyên đề tìm lỗi sai hiện nay trong trường Mặc dù dạng bài tập tìm lỗi sai cũng đã được các thầy cô chú trọng dành thời gian giảng dạy theo chuyên đề nhưng chưa được khắc sâu. Đôi khi giáo viên chỉ đưa ra đáp án mà không giải thích rõ ràng hoặc học sinh chỉ đoán bừa mà chưa nắm được bản chất. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập và làm bài thi. Từ những thực trạng và khó khăn trên, tôi muốn đi sâu nghiên cứu vào phương pháp giúp học sinh chinh phục dạng bài tập tìm lỗi sai.Từ những thực trạng và khó khăn trên, tôi muốn đi sâu nghiên cứu vào việc khai thác các collocation trong sách giáo khoa 10 chương trình mới, giúp học sinh hiểu bài hơn, có thêm kiến thức nền để tự tin bước vào các kì thi, đồng thời có thể giao tiếp một cách tự nhiên như người bản ngữ. 4 Chữa lỗi: get thành got Dịch câu: Chúng tôi chỉ mới về nhà từ Pháp ngày hôm qua. Ví dụ 2: Tìm lỗi sai trong câu và sửa lại cho đúng: We are going to (A) visit our (B) grandparents when (C) we will (D) finish our exams. Xem xét những từ được gạch chân, ta đặc biệt chú ý vào các đáp án A, C, D (gạch chân các thì của động từ và liên từ). Ta thấy đáp án A, C đề đúng thành chỉ còn đáp án D Trong một câu, nếu mệnh đề chính chia ở thì tương lai đơn hoặc tương lai gần (cấu trúc “be going to”) thì động từ ở mệnh đề phụ (mệnh đề trạng ngữ) phải ở thì hiện tại. Chữa lỗi: bỏ “will” Dịch câu: Chúng tôi dịnh đi thăm ông bà khi chúng tôi hoàn thành hết các bài thi. 2. 3. Sai về việc sử dụng từ loại (Part of speech, pronouns) Các đáp án gạch chân sẽ là các từ loại (có thể là danh từ, tính từ, động từ, trạng từ) Ví dụ: Tìm lỗi sai trong câu và sửa lại cho đúng: Women wear (A) make-up (B) to beautiful (C) themselves (D). Lướt qua các từ được gạch chân, ta thấy đáp án C là đáp án sai. Trước đại từ phản thân “themselves” ta cần dùng một động từ. “Beautiful” là tính từ nên không phù hợp Chữa lỗi: beautiful thành beautify Dịch câu: Phụ nữ trang điểm để làm đẹp bản thân họ. Ví dụ: I always take responsibility(A) for doing the houseworks(B) when(C) my mom is on business (D). Lướt qua các từ được gạch chân, ta thấy đáp án B cính là đáp án sai bởi vì housework là danh từ không đếm được và không có dạng số nhiều 2. 4. Sai về việc dùng giới từ (Preposition, phrasal verbs ) Các đáp án gạch chân sẽ là các giới từ trong câu Ví dụ: Tìm lỗi sai trong câu và sửa lại cho đúng: It is (A) many years (B) for (C) Mount Vesuvius last (D) erupted. Ta chú ý đáp án C. Trước một mốc thời gian (lần cuối núi Vesuvius tuôn trào) ta không dùng giới từ “for”. Trong thì HTHT ta chỉ dùng “for” trước một khoảng thời gian (for weeks, for two years,). Chữa lỗi: for thành since Dịch câu: Đã nhiều năm kể từ khi núi Vesuvius lần cuối phun trào. Ví dụ: Her brother seems (A) to be totally incapable(B) in looking (C) after himself (D). Đáp án sai là đáp án C vì capable of chứ không dùng in 2. 5. Sai về cấu trúc song song (parallel structure) Đáp án gạch chân sẽ là một đối tượng trong số những đối tượng đã được liệt kê trước (có thể đó là một động từ, danh từ, tính từ, trạng từ hoặc mệnh đề). Ví dụ: Tìm lỗi sai trong câu và sửa lại cho đúng: Peter is (A) rich (B), handsome (C), and many people like him (D). Sau động từ “to be” ta cần dùng các tính từ. Trong các đáp án gạch chân, B và C đều đúng vì là tính từ. Trong cấu trúc song song có các liên từ (and) thì cần phải cùng một từ loại do đó đáp án D là đáp án cần chọn Dịch câu: Peter giàu có, đẹp trai, và được mọi người yêu thích. 6
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_chinh_phuc_dang_bai_tap.docx
bia.docx
Đơn đề nghị.docx