Sáng kiến kinh nghiệm Dùng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả luyện tập môn bóng rổ cho học sinh Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Dùng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả luyện tập môn bóng rổ cho học sinh Trung học cơ sở

Môn bóng rổ phát triểntừ Mỹ, Nhật, Trung Quốc và một số nước phát triển.Ở Việt Nam, tuy chưa xác định chính xác quá trình, thời điểm khởi đầu của môn bóng rổ nhưng vào khoảng năm 1930, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Sài Gòn đã xuất hiện một số người tham gia luyện tập môn bóng rổ.

Bóng rổ là một môn thể thao có tác dụng nâng cao các tố chất của cơ thể như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai và tính khéo léo, đặc biệt là phát triển tích cực tính linh hoạt và trí thông minh. Luyệntập môn bóng rổ sẽ nâng cao tinh thần, ý chí quyết tâm, cũng như khắc phục mọi khó khăn. Phạm vi sân bóng rổ không lớn chỉ (28m x 15m) nhưng có 10 cầu thủ hoạt động liên tục với cường độ cao trong khoảngthời gian 40 phút. Cùng với xu hướng phát triển của bóng rổ hiện đại đòi hỏi phải nhanh, cao, mạnh, sự khéo léo và chính xác cho nên tính kiên trì luyện tập phải nỗ lực rất cao.

Trong thi đấu bóng rổ, sự phối hợp giữa các vận động viên rất chặt chẽ thành một hệ thống liên hoàn.Nếu một vị trí yếu hoặc thiếu ý thức phối hợp toàn đội sẽ dẫn đến thất bại, vì vậy cá nhân phải luôn gắn kết với tập thể và chính điều này có tác dụng lớn cho việc giáo dục đạo đức, nhân cách con người cũng như tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong luyện tập và thi đấu. Luyện tập môn bóng rổ sẽ giúp cho các giác quan phát triển ở mức cao, giúp người tập mở rộng tầm quan sát, xử lý nhanh và đúnglúc.

Trong chương trình giáo dục thể chất cho học sinh THCS, môn bóng rổ trong nội dung Thể thao tự chọn cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp cho học sinh say mê vận động và phát triển toàn diện. Vì vậy, áp dụng phương pháp trò chơi vào trong tiết học thể dục với nội dung tự chọn bóng rổ, thực sự đã tạo được sự hứng thú tập luyện và đem lại hiệu quả cao.

docx 20 trang Mai Loan 23/12/2023 4455
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dùng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả luyện tập môn bóng rổ cho học sinh Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA
&œ
DÙNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ LUYỆN TẬP
MÔN BÓNG RỔ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Lĩnh vực Cấp học
Tên tác giả
: Thể dục
: Trung học cơ sở
: Nguyễn Hồng Vân
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đơn vị công tác	: Trường THCS Thái Thịnh
Chức vụ	: Giáo viên
NĂM HỌC 2019 - 2020
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ	1
Lý do chọn đề tài	1
Mục đích nghiên cứu	2
Nhiệm vụ nghiên cứu	2
Đối tượng nghiên cứu	2
Phương pháp nghiên cứu	2
Giả thiết khoa học	2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS	3
Cơ sở lý luận	3
Cơ sở thực tiễn	3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS	5
Vài nét về tình hình nhà trường	5
Thực trạng sử dụng trò chơi trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể chất	5
Đánh giá chung về thực trạng sử dụng trò chơi trong giảng dạy	Thể dục	6
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÁC TRÒ CHƠI TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS	7
Nội dung kiến thức	7
Trò chơi là gì?	7
Phân loại trò chơi	8
Cách chọn trò chơi	8
. Hướng dẫn trò chơi cho học sinh	9
Ổn định tổ chức, bố trí đội hình	9
Giới thiệu và giải thích trò chơi	10
Điều khiển trò chơi và đánh giá kết quả	10
Một số trò chơi	11
Kết quả khảo sát sau khi thực hiện giải pháp của đề tài	14
Tiến hành khảo sát đối chiếu	14
Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm	14
Bài học kinh nghiệm	14
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ	15
Kết luận	15
Khuyến nghị	15
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN.............................................
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH .........................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THCS : Trung học cơ sở GS	: Giáo sư
GV	: Giáo viên
HS	: Học sinh
DANH MỤC BẢNG
STT
Nội dung
Trang
1
Bảng 1: Tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học bộ môn Thể dục.
5
2
Bảng 2: Kết quả học tập giữa kì I môn Thể dục của học sinh các lớp 6A5, 6A7.
6
3
Bảng 3: Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập bộ môn Thể dục.
6
4
Bảng 4: So sánh mức độ yêu thích của học sinh khi học tập môn Thể dục trước và sau khi thực hiện giải pháp của đề tài
14
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới kinh tế, xã hội một cách toàn diện. Ngành giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội, giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ.
Đổi mới giáo dục cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học giáo dục trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta. Có thể nói, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, đổi mới phương pháp dạy học phải dựa trên kết quả đổi mới kiểm tra đánh giá và ngược lại đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy và phát huy hiệu quả khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Thể dục là môn học yêu cầu về vận động rất lớn. Trong quá trình học tập, thông qua các hoạt động, học sinh được rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ. Nhiều năm qua, nội dung giảng dạy môn Thể dục ở cấp THCS còn nặng về bài tập đơn điệu, ít đổi mới, cộng thêm điều kiện cơ sở vật chất của các trường còn khó khăn nên việc thực hiện các phương pháp dạy học mới còn nhiều hạn chế. Mặc dù sách giáo viên của bộ môn Thể dục đã có nhiều cải tiến, nhiều trò chơi được đưa vào hướng dẫn tiết dạy với mục đích làm phong phú thêm hình thức tổ chức dạy học. Với chuyên môn của bản thân tôi và điều kiện thuận lợi về sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị của nhà trường, tôi đã mạnh dạn đưa vào giảng dạy môn bóng rổ vào nội dung thể thao tự chọn cho các em học sinh. Bước đầu giảng dạy cũng gặp không ít khó khăn: kinh nghiệm giảng dạy, huấn luyện đối với môn bóng rổ của bản thân còn hạn chế, luật và kỹ thuật của môn bóng rổ khá phức tạp, học sinh còn nhiều bỡ ngỡ đối với môn này. Nhưng qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu, bản thân tôi cũng đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để giảng dạy có hiệu quả môn bóng rổ này, trong khi vận dụng các phương pháp, biện pháp tôi thấy phương pháp trò chơi đem lại hiệu quả cao, gây được sự hứng thú cho học sinh khi luyện tập, từ đó các em tự giác, tích cực luyện tập.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới và hoàn thiện phương pháp giảng dạy cũng như nhằm củng cố và giúp các em học sinh khắc sâu kiến thức, kĩ năng môn học, giúp các em yêu thích môn học hơn. Tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Dùng phương pháp trò chơi để nâng cao hiệu quả luyện tập môn bóng rổ cho học sinh trung học cơ sở”.
Mục đích nghiên cứu
Tôi chọn đề tài nghiên cứu này nhằm góp phần vào việc xây dựng hệ thống trò chơi trong giờ học thể thao tự chọn (bóng rổ) nhằm củng cố kỹ năng vận động cho học sinh THCS, tạo hứng thú trong các tiết học thể dục, giúp các em yêu thích môn học hơn, tăng cường các hoạt động thể chất nhằm duy trì và nâng cao sức khoẻ, từ đó hỗ trợ cho việc học văn hoá tốt hơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Điều tra thực trạng sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học của giáo viên môn Thể dục cấp THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Đề xuất và thực nghiệm một số trò chơi cho học sinh các khối lớp.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài này của tôi là: phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học thể thao tự chọn của bộ môn giáo dục thể chất ở trường THCS.
Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu tại trường THCS.
Thời gian nghiên cứu đề tài: Năm học 2019 - 2020.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý luận: phương pháp phân tích, khái quát, tổng kết các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp Ankét: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra để thu thập thông tin về thực trạng sử dụng các trò chơi trong kiểm tra đánh giá, chất lượng dạy học bộ môn Giáo dục thể chất, mức độ yêu thích môn học của học sinh.
+ Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm tác động trên 02 lớp khối 6 với 79 học sinh của một trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
+ Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn giáo viên và học sinh để thu thập những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu.
Giả thuyết khoa học
Nếu trong dạy học môn Giáo dục thể chất, giáo viên xây dựng được hệ thống trò chơi theo một quy trình hợp lý thì sẽ phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học này; giúp các em yêu thích môn học hơn, tăng cường các hoạt động thể chất nhằm duy trì và nâng cao sức khoẻ, từ đó hỗ trợ cho việc học văn hoá tốt hơn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA
BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS
Cơ sở lý luận.
Môn bóng rổ phát triển từ Mỹ, Nhật, Trung Quốc và một số nước phát triển. Ở Việt Nam, tuy chưa xác định chính xác quá trình, thời điểm khởi đầu của môn bóng rổ nhưng vào khoảng năm 1930, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Sài Gòn đã xuất hiện một số người tham gia luyện tập môn bóng rổ.
Bóng rổ là một môn thể thao có tác dụng nâng cao các tố chất của cơ thể như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai và tính khéo léo, đặc biệt là phát triển tích cực tính linh hoạt và trí thông minh. Luyện tập môn bóng rổ sẽ nâng cao tinh thần, ý chí quyết tâm, cũng như khắc phục mọi khó khăn. Phạm vi sân bóng rổ không lớn chỉ (28m x 15m) nhưng có 10 cầu thủ hoạt động liên tục với cường độ cao trong khoảng thời gian 40 phút. Cùng với xu hướng phát triển của bóng rổ hiện đại đòi hỏi phải nhanh, cao, mạnh, sự khéo léo và chính xác cho nên tính kiên trì luyện tập phải nỗ lực rất cao.
Trong thi đấu bóng rổ, sự phối hợp giữa các vận động viên rất chặt chẽ thành một hệ thống liên hoàn. Nếu một vị trí yếu hoặc thiếu ý thức phối hợp toàn đội sẽ dẫn đến thất bại, vì vậy cá nhân phải luôn gắn kết với tập thể và chính điều này có tác dụng lớn cho việc giáo dục đạo đức, nhân cách con người cũng như tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong luyện tập và thi đấu. Luyện tập môn bóng rổ sẽ giúp cho các giác quan phát triển ở mức cao, giúp người tập mở rộng tầm quan sát, xử lý nhanh và đúng lúc.
Trong chương trình giáo dục thể chất cho học sinh THCS, môn bóng rổ trong nội dung Thể thao tự chọn cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp cho học sinh say mê vận động và phát triển toàn diện. Vì vậy, áp dụng phương pháp trò chơi vào trong tiết học thể dục với nội dung tự chọn bóng rổ, thực sự đã tạo được sự hứng thú tập luyện và đem lại hiệu quả cao.
Cơ sở thực tiễn.
Trò chơi là nhu cầu tự nhiên của con người có ý nghĩa giáo dục toàn diện, là phương tiện nhằm thu hút và giáo dục học sinh nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Trò chơi góp phần điều hòa và cân bằng nguồn năng lượng dư thừa trong quá trình trao đổi chất, đảm bảo sự hoạt động bình thường trong cơ thể học sinh và luôn tạo ra không khí vui vẻ, đoàn kết thân ái. Ngoài nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, khả năng hoạt bát, phản xạ trong các
tình huống khác nhau trò chơi còn giáo dục phẩm chất, ý chí, sự nỗ lực cố gắng, trí thông minh dũng cảm quên mình, đức tính khiêm tốn thật thà, khả năng vận dụng những bài học vào thực tế cuộc sống. Đối với học sinh trò chơi được sử dụng tích cực để giảng dạy những động tác, kỹ năng vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy, ném, vượt chướng ngại vật Nội dung trò chơi ở các lứa tuổi có sự khác nhau. Ở các lớp bậc THCS trò chơi còn có đặc điểm mang nhiều tác dụng đến phát triển các tố chất thể lực, khối lượng vận động tăng, thời gian kéo dài cần huy động nhiều nhóm cơ toàn thân tham gia.
Muốn dạy tốt nội dung trò chơi và đưa trò chơi vào tiết học, tôi phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc giáo dục thể chất ở trường THCS là giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh giúp các em không những phát triển về tri thức mà còn phát triển về thẩm mỹ, đạo đức và sức khỏe.
Cá nhân tôi đưa ra một số biện pháp như sau:
Luôn quan tâm theo dõi sát sao quá trình chơi của học sinh.
Phải biết lựa chọn trò chơi phù hợp với đối tượng, với nội dung bài học.
Phải đảm bảo mục đích giáo dục đạo đức, tư tưởng, kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh.
Phải nắm bắt được sở thích, yếu tố tâm lý của học sinh.
Phải nắm chắc hiểu rõ luật chơi.
Chuẩn bị các phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi, nhưng tuyệt đối phải an toàn.
Giới thiệu tên trò chơi mục đích, ý nghĩa, yêu cầu trò chơi, hướng dẫn luật chơi, cách chơi và cách đánh giá phải ngắn gọn cuốn hút bằng giọng nói điệu bộ gây được hứng thú, tính tò mò.
Ổn định tổ chức bố trí đội hình phù hợp.
Biết cách động viên khích lệ và xử lý hợp lý.
Khi học trò chơi mới nên chọn nhóm học sinh làm mẫu, sắp xếp đội hình sau đó cho chơi thử, khi các em hiểu rõ mới cho chơi thật. Với những trò thường xuyên chơi chỉ cần nêu tên và đạt ra yêu cầu mới.
Không nên quá thô bạo, nghiêm nghị điều hành cuộc chơi. Đánh giá kết quả chơi phải công bằng chính xác, có thưởng phạt hợp lý.
Không nên chơi quá nhiều, quá sức dễ làm cho học sinh nhàm chán ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không nên phức tạp làm khó quá trò chơi mà phải đơn giản dễ hiểu, dễ
chơi.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS
Vài nét về tình hình nhà trường
Trường THCS mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này, được thành lập từ năm 1974, trường nằm tại trung tâm của một Quận trên địa bàn TP Hà Nội. Kết quả học tập của học sinh ngày một tiến bộ, trong những năm gần đây số lượng học sinh thi vào cấp ba luôn đứng vào tốp đầu của Quận. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cũng được nhà trường quan tâm đúng mức, hàng năm nhà trường có nhiều học sinh dự thi học sinh giỏi và đạt nhiều giải cấp Quận, Thành phố ở các môn học (trong đó có Giáo dục thể chất).
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn một số tồn tại như nhiều em học sinh còn chưa thực sự yêu thích, học lệch, học yếu một số môn khoa học; riêng bộ môn Giáo dục thể chất nhiều học sinh còn lười tập luyện, thể chất yếu, không duy trì được trạng thái vận động lâu.
Thực trạng sử dụng trò chơi trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể chất
Đứng trước tình hình trên, là một giáo viên dạy bộ môn GDTC, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi trong giờ học nội khoá của giáo viên môn Thể dục trong nhà trường và sự yêu thích bộ môn, kết quả học tập bộ môn Thể dục của các em học sinh lớp 6.
Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng sử dụng trò chơi của giáo viên môn Thể dục, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc vận dụng trò chơi trong giảng dạy môn Thể dục THCS.
Đối tượng khảo sát: 4 giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục và 95 học sinh lớp 6A5, 6A7 của trường THCS mà tôi chọn nghiên cứu.
Nội dung khảo sát:
Điều tra thực trạng sử dụng trò chơi trong môn Thể dục.
Kết quả học tập giữa học kì I của học sinh lớp 6A5, 6A7.
Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập môn Thể dục.
* Kết quả khảo sát:
Bảng 1: Tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học bộ môn Thể dục
TT
Tần suất sử dụng trò chơi
Số ý kiến
Tỷ lệ (%)
1
Có sử dụng, tần suất ít.
3
75.0
2
Có sử dụng, tần suất nhiều.
1
25.0
3
Không sử dụng.
0
0.0
Qua bảng 1 ta thấy: Các giáo viên đều sử dụng trò chơi, tuy nhiên tần suất có khác nhau. 3/4 giáo viên không mấy khi sử dụng vì nhiều lý do như học sinh
ít chủ động, hoặc ngại thay đổi hình thức dạy học đã thành nếp quen. Điều này khiến cho việc dạy và học bộ môn còn nhiều bất cập
Bảng 2: Kết quả học tập giữa kì I môn Thể dục của học sinh lớp 6A5, 6A7.
Lớp
Sĩ số
Đạt
Chưa đạt
6A5
39
39
0
6A7
40
40
0
Tổng
79
79
0
Tỉ lệ
100.0%
100.0%
0.0%
Nhìn chung, kết quả học tập bộ môn Thể dục của 2 lớp là tốt. Qua việc trao đổi với các em về kiến thức bộ môn, tôi thấy kiến thức, kĩ năng các em nắm được tương đối sâu, thực hành được, tuy còn nhiều học sinh lúng túng. Nhưng quan trọng hơn, hứng thú với môn học của các em chưa thật nhiều, nhiều học sinh chỉ cố gắng ở mức tối thiểu để đạt trình độ môn học.
Bảng 3: Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập bộ môn Thể dục.
Lớp
Sĩ số
Rất thích học
Không thích học
Không có ý kiến
6A5
39
34
3
2
6A7
40
33
7
0
Tổng
79
67
10
2
Tỉ lệ
100%
84.8%
12.7%
2.5%
Qua bảng 3 cho thấy tỉ lệ học sinh không thích học bộ môn Thể dục (12.7%) ít hơn tỉ lệ học sinh yêu thích (84.8%) môn này khi học tập, số còn lại (2.5%) là không có ý kiến. Tuy nhiên, số học sinh không yêu thích còn tương đối lớn.
Đánh giá chung về thực trạng sử dụng trò chơi trong giảng dạy Thể
dục.
Nhìn chung các thầy cô giảng dạy bộ môn Thể dục trường THCS mà tôi chọn
để nghiên cứu đề tài này đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đạt được những thành tích đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đó vẫn còn một số tồn tại như học sinh chưa chủ động, tích cực tham gia; giáo viên ngại thay đổi, “đi theo lối mòn” Đứng trước những vấn đề đó, là một giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục, tôi mạnh dạn nghiên cứu các loại trò chơi sử dụng trong giờ nội khoá bộ môn Thể dục để vận dụng loại bài tập này vào quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh khi học tập bộ môn Thể dục, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn này và khơi dậy niềm đam mê, yêu thích môn học cho các em học sinh.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÁC TRÒ CHƠI TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS
Nội dung kiến thức
Muốn thực hiện dạy tốt được nội dung trò chơi trước hết cần phải hiểu rõ trò chơi là gì? Phân loại trò chơi từ đó lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp với đối tượng nội dung bài dạy, địa điểm, sân bãi, dụng cụ, hoàn cảnh chơi.
Trò chơi là gì?
Trò chơi là một hoạt động tự do, tự nguyện không hề bị gò ép bắt buộc vì thế tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn thu hút học sinh bởi lẽ các em hoàn toàn chủ động trong suy nghĩ, sự lựa chọn và hành động. Từ đó các em có thể phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình để giành thế có lợi, phần thắng về phía mình mà không phụ thuộc và bị người khác chi phối. Trong không khí náo nức, phấn khởi được tự do tham gia, sự cổ vũ của tập thể giúp các em phát huy cao nhất năng lực, sở trường của mình.
Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian: Mục đích và nội dung của mỗi trò chơi phụ thuộc vào người tổ chức trò chơi vì thế phải có không gian đáp ứng cho từng trò chơi. Mặt khác, dù bất kỳ quy mô chơi như thế nào thì trò chơi có một thời gian nhất định: thời gian chuẩn bị, thời gian nghe, nhìn, thời gian chơi thử và chơi thật. Do vậy người tổ chức chơi hướng dẫn chơi phải tính toán và hình dung được: Chơi trò chơi này ở đâu, thời gian là bao nhiêu cho hợp lý và hiệu quả nhất, để vừa đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra, vừa đảm bảo được kế hoạch chung của hoạt động.
Trò chơi là một hoạt động sáng tạo: Đây chính là đặc trưng quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, thu hút người tham gia trò chơi cho đến kết quả cuối cùng luôn là một ẩn số và đầy những yếu tố bất ngờ mà không ai biết được. Đó cũng chính là thời gian dành cho sự sáng tạo của người tham gia trò chơi.
Trò chơi là một hoạt động có quy tắc: Trò chơi nào cũng vậy, dù đơn giản hay phức tạp, thì những người tham gia chơi đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định. Điều đó làm hấp dẫn thêm trò chơi vì người chơi đều bình đẳng với nhau và cùng tuân theo những quy định mới mà không bị ràng buộc, chi phối bởi bất kỳ điều kiện khách quan, chủ quan nào.
Trò chơi là một hành động giả định: Dù rằng trò chơi đó có nguồn gốc từ đâu nhưng bao giờ trò chơi cũng tạo ra cuộc sống khác hẳn với cuộc sống bình thường đang diễn ra, do đó trò chơi luôn tạo nên cho người chơi một nhận thức, một cảm giác với thực tại.
Phân loại trò chơi
Do tính phong phú, đa dạng của trò chơi, việc phân loại trở nên khó khăn. Có nhiều cách phân loại khác nhau, năm 1969 nhà nghiên cứu Roger Gaillois tìm ra một cách phân loại mà cho đến nay được nhiều người đồng tình đó là:
Trò chơi thi đấu: Loại này bao gồm những trò chơi diễn ra giữa 2 người hay 2 phe, giữa nhiều người hay nhiều phe mà kết quả bao giờ cũng có người thắng, kẻ thua. Loại trò chơi này thường thu hút được rất nhiều người tham gia. Bởi lẽ, quyền lợi của người chơi và người cổ vũ gắn chặt với nhau.
Trò chơi mô phỏng: Loại trò chơi này nhằm tái hiện những hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của con người hay sự vận hành của vũ trụ. Trò chơi mô phỏng những hoạt động sống của con người giúp cho học sinh chuẩn bị gia nhập thế giới người lớn.
Trò chơi cầu may: Loại này bao gồm những trò chơi chỉ để nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân nhưng thu hút nhiều người tham gia.
Trò chơi tạo cảm giác: Loại trò chơi này nhằm đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của con người để thoát khỏi thực tại bằng sự xuất thần tạo nên một cảm giác mới lạ choáng ngợp.
Cách chọn trò chơi
Trò chơi có nhiều loại cần nghiên cứu sắp xếp và sử dụng trò chơi phù hợp với đối tượng, thời gian, địa điểm hoàn cảnh chơi.
Những căn cứ lựa chọn trò chơi:
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu nhiệm vụ giáo dục: Để phát triển thể lực thì chọn trò chơi nhằm phát triển những tố chất như nhanh nhẹn, bền bỉ hay sức mạnh Trò chơi còn có tác dụng hoạt động bổ trợ hoặc rèn luyện kỹ năng về động tác chạy, nhảy, ném, chống đỡ... Chọn trò chơi cần chú ý đến yêu cầu giáo dục đạo đức, tư tưởng, kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh.
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh: Ở lứa tuổi bậc THCS, cơ thể học sinh chưa phát triển hoàn chỉnh, thể lực các em còn yếu, nên không thể chọn các trò chơi đòi hỏi phải dựng nhiều sức mạnh hoặc hoạt động trong một thời gian dài như ở bậc THPT. Các em còn hiếu động nên cần chọn những trò chơi vui, hấp dẫn. K

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_dung_phuong_phap_tro_choi_de_nang_cao.docx
  • pdfTHỂ_DỤC_-_NGUYỄN_HỒNG_VÂN-THCSTháiThịnh.pdf