Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy Tập đọc Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy Tập đọc Lớp 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN (những mặt còn hạn chế)

1. Học sinh:

 - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh Tiểu học còn nhỏ, sự tự giác trong học tập chưa cao, trình độ đọc còn yếu (chưa rành mạch, còn ấp úng, ngân nga, nhát gừng, chưa thật thông hiểu văn bản). Các em còn có thói quen đọc thiếu ý thức (đồng thanh nhiều, ít được nhắc nhở uốn nắn nên đọc ê a như "cầu kinh", liến thoắng, vội vã, hấp tấp).

 - Do ảnh hưởng cách phát âm của phương ngữ tại tỉnh nhà thường mắc lỗi như:

+ Phát âm không chuẩn xác một số phụ âm đầu: l/n; tr/ch; s/x

+ Đọc và dùng từ địa phương: chổi/ chủi; bảo/ bẩu; ổi/ ủi; đứt/ đất; sổi/ sủi; nổi/ nủi; nhiều/ nhều; cổng/ củng

2. Giáo viên:

 - Quá sa vào giảng văn, lúng túng trong xử lý phần tìm hiểu bài. Đây là điểm vướng mắc khá phổ biến mà nhiều giáo viên vẫn chưa tìm ra cách gỡ. Một số giáo viên lúc nào cũng thấy giảng chưa đủ học sinh hiểu, mà quên rằng học sinh Tiểu học "tiêu hoá" kiến thức ít hơn học sinh Trung học cơ sở.

 - Phần luyện đọc nhiều giáo viên cho là dễ, nhưng thực chất đây là phần khó nhất, phần trọng tâm của bài giảng. Ở khâu này, giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kỹ thuật nhưng lại không biết dạy như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chưa chú ý đến tốc độ đọc của các em theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với từng khối lớp.

 - Phần hạn chế thường gặp nhất là giáo viên phân bố thời gian chưa hợp lý. Có những phần dạy quá sâu hoặc dông dài, không cần thiết. Có phần lại hời hợt chưa đủ độ "cần" của bài giảng. Thường thấy nhất là hiện tượng học sinh không còn thời gian luyện đọc, dẫn đến hiệu quả giờ dạy đạt không cao. Không sửa được lỗi phát âm sai chủ yêú của học sinh.

 - Một hạn chế rất phổ biến ở giáo viên khi dạy Tập đọc là không phân biệt được sự khác nhau giữa tiết Tập đọc và tiết Tập đọc - học thuộc lòng. Nhiều giáo viên chỉ thấy sự khác nhau ở các lớp đầu cấp khi cho học sinh đọc đồng thanh ,mà quên rằng nhiệm vụ chủ yếu của tiết Tập đọc là luyện đọc cá nhân, còn nhiệm vụ của tiết Tập đọc- học thuộc lòng là vừa phải luyện đọc vừa kết hợp rèn trí nhớ.

 - Ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu cũng là lỗi thường gặp trong tiết Tập đọc. Trong giờ dạy, nhất là những giờ có người dự, nhiều giáo viên cố tình "bỏ quên" đối tượng này, coi như không có các em trong đội quân đi tìm tri thức ở lớp mình. Nguyên nhân là do các em đọc chậm, trả lời ngắc ngứ làm giảm tốc độ thi công của tiết dạy. Tuy vậy nhiều khi lỗi này do người dự "tập hư" cho người dạy. Dự một giờ thấy học sinh trả lời trôi chảy, bài giảng tiến hành thuận lợi, người dự thường khen là được. Ngược lại, trong tiết dạy giáo viên chú ý tập đọc, trả lời cho học sinh yếu, người dự thường phê "dạy buồn" - Mặc dù lựa chọn phương pháp phù hợp đối tượng là những nguyên tắc dạy học ai cũng biết.

 - Có một số giáo viên tuổi cao, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhưng do phương pháp dạy học truyền thống đã tiềm tàng, khả năng nắm bắt phương pháp mới còn hạn chế. Các bước lên lớp còn công thức, chưa linh hoạt, mềm dẻo. Vì vậy tiết Tập đọc còn buồn tẻ, đơn điệu. Các em nặng về học vẹt, năng về nội khoá, chưa coi trọng ngoại khoá, chưa khuyến khích các em đọc thêm sách báo ở nhà. Khâu thực hành còn yếu, nhất là khâu luyện đọc, đặc biệt là rèn đọc diễn cảm cho học sinh. Các em đọc còn gặp khó khăn khi tiếp xúc với những câu văn dài và đọc phân vai.

 

doc 15 trang hoathepmc36 28/02/2022 17745
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy Tập đọc Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng (2001) đã chỉ rõ:"Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nhgiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững".
	Bước vào thế kỷ XXI, giáo dục Việt Nam đã trải qua hơn mười năm đổi mới và thu được nhều thành quả tốt đẹp. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, từng bước thực hiện các mục tiêu của xã hội. Năm học 2003-2004 toàn ngành giáo dục cùng đẩy mạnh phong trào thi đua: Dạy tốt- học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục tạo sự đột biến có tính đột phá đi lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
	Ngày nay, đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên rất cần những con người có tri thức, có khoa học kỹ thuật. Trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mục tiêu đào tạo, xét lại nội dung và phương pháp dạy học. Đó là việc làm rất bức xúc và cần thiết hiện nay.
	Chính vì vậy, chất lượng dạy và học trong nhà trường đang là vấn đề được các nhà giáo dục hết sức quan tâm. Đây là một trong những việc làm quan trọng, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Vì thế, biết bao thầy cô giáo ngày đêm miệt mài nghiên cứu để có những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay, nhằm cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với nhận htức của học sinh.
	Trong giáo dục phổ thông nói chung và ở trường Tiểu học nói riêng, môn học Tiếng Việt là một môn quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình. Môn này có đặc trưng cơ bản là: Nó vừa là môn học cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ của từng bài học, vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác. Trẻ em muốn nắm được kỹ năng học tập, trước hết cần nghiên cứu tiếng mẹ đẻ- chìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ đúng đắn, nó cần thiết cho tất cả các em khi bước vào cuộc sống. Ở nước ta, môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng, là một môn học chính ở nước ta, trong đó không thể không kể đến môn Tập đọc.
	Dạy môn Tập đọc trong các trường Tiểu học đang là vấn đề được các trường, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm. Biết đọc là có thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hàng ngày trong xã hội. Thông qua việc đọc các tác phẩm văn chương, con người không những được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Tập đọc là một phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, nó giữ vai trò cực kỳ quan trọng, trước hết giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng đọc (đọc đúng, diễn cảm) một văn bản. Xét về tính mục đích dù trong khuôn khổ của chương trình cấp học, đọc vẫn là một hình thức chiếm lĩnh tác phẩm. Hay nói rộng hơn đọc để tiếp cận thế giới nghệ thuật mà nhà văn xây dựng.
	Chính vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như có hình ảnh, những kỹ năng này các em sẽ sử dụng suốt đời. Như vậy dạy đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
	Vì những lý do trên và do những yêu cầu của giáo dục Tiểu học tôi xin mạnh dạn trình bày một vài quan điểm của bản thân về đổi mới phương pháp dạy học lớp 2 chương trình mới ở trường Tiểu học.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1. Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng dạy học của phân môn Tập đọc ở lớp 2.
2. Đề xuất một số phương pháp dạy Tập đọc theo hướng đổi mới. 
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
	- Phương pháp điều tra.
	- Phương pháp thực nghiệm.
	- Phương pháp đọc tài liệu.
	- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
B. PHẦN NỘI DUNG.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
	Phân môn Tập đọc có vị thế đáng kể, Tập đọc là nhóm bài học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh công cụ (năng lực đọc, nghe, nói, viết) từ đó mở rộng cánh cửa cho học sinh nắm lấy kho tàng tri thức của loài người.
	Quá trình dạy học gồm 2 mặt có quan hệ hứu cơ với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức. Người học sinh là đối tượng (khách thể) của hoạt động dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức.
	Hoạt động học tập của học sinh chỉ có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến hành các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của mình mà không ai có thể làm thay được. 
	A.Komexi đã viết: "Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách. Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn. "
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN (những mặt còn hạn chế)
1. Học sinh:
	- Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh Tiểu học còn nhỏ, sự tự giác trong học tập chưa cao, trình độ đọc còn yếu (chưa rành mạch, còn ấp úng, ngân nga, nhát gừng, chưa thật thông hiểu văn bản). Các em còn có thói quen đọc thiếu ý thức (đồng thanh nhiều, ít được nhắc nhở uốn nắn nên đọc ê a như "cầu kinh", liến thoắng, vội vã, hấp tấp).
	- Do ảnh hưởng cách phát âm của phương ngữ tại tỉnh nhà thường mắc lỗi như: 
+ Phát âm không chuẩn xác một số phụ âm đầu: l/n; tr/ch; s/x
+ Đọc và dùng từ địa phương: chổi/ chủi; bảo/ bẩu; ổi/ ủi; đứt/ đất; sổi/ sủi; nổi/ nủi; nhiều/ nhều; cổng/ củng
2. Giáo viên: 
	- Quá sa vào giảng văn, lúng túng trong xử lý phần tìm hiểu bài. Đây là điểm vướng mắc khá phổ biến mà nhiều giáo viên vẫn chưa tìm ra cách gỡ. Một số giáo viên lúc nào cũng thấy giảng chưa đủ học sinh hiểu, mà quên rằng học sinh Tiểu học "tiêu hoá" kiến thức ít hơn học sinh Trung học cơ sở.
	- Phần luyện đọc nhiều giáo viên cho là dễ, nhưng thực chất đây là phần khó nhất, phần trọng tâm của bài giảng. Ở khâu này, giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kỹ thuật nhưng lại không biết dạy như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chưa chú ý đến tốc độ đọc của các em theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản phù hợp với từng khối lớp. 
	- Phần hạn chế thường gặp nhất là giáo viên phân bố thời gian chưa hợp lý. Có những phần dạy quá sâu hoặc dông dài, không cần thiết. Có phần lại hời hợt chưa đủ độ "cần" của bài giảng. Thường thấy nhất là hiện tượng học sinh không còn thời gian luyện đọc, dẫn đến hiệu quả giờ dạy đạt không cao. Không sửa được lỗi phát âm sai chủ yêú của học sinh. 
	- Một hạn chế rất phổ biến ở giáo viên khi dạy Tập đọc là không phân biệt được sự khác nhau giữa tiết Tập đọc và tiết Tập đọc - học thuộc lòng. Nhiều giáo viên chỉ thấy sự khác nhau ở các lớp đầu cấp khi cho học sinh đọc đồng thanh ,mà quên rằng nhiệm vụ chủ yếu của tiết Tập đọc là luyện đọc cá nhân, còn nhiệm vụ của tiết Tập đọc- học thuộc lòng là vừa phải luyện đọc vừa kết hợp rèn trí nhớ.
	- Ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu cũng là lỗi thường gặp trong tiết Tập đọc. Trong giờ dạy, nhất là những giờ có người dự, nhiều giáo viên cố tình "bỏ quên" đối tượng này, coi như không có các em trong đội quân đi tìm tri thức ở lớp mình. Nguyên nhân là do các em đọc chậm, trả lời ngắc ngứ làm giảm tốc độ thi công của tiết dạy. Tuy vậy nhiều khi lỗi này do người dự "tập hư" cho người dạy. Dự một giờ thấy học sinh trả lời trôi chảy, bài giảng tiến hành thuận lợi, người dự thường khen là được. Ngược lại, trong tiết dạy giáo viên chú ý tập đọc, trả lời cho học sinh yếu, người dự thường phê "dạy buồn" - Mặc dù lựa chọn phương pháp phù hợp đối tượng là những nguyên tắc dạy học ai cũng biết.
	- Có một số giáo viên tuổi cao, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhưng do phương pháp dạy học truyền thống đã tiềm tàng, khả năng nắm bắt phương pháp mới còn hạn chế. Các bước lên lớp còn công thức, chưa linh hoạt, mềm dẻo. Vì vậy tiết Tập đọc còn buồn tẻ, đơn điệu. Các em nặng về học vẹt, năng về nội khoá, chưa coi trọng ngoại khoá, chưa khuyến khích các em đọc thêm sách báo ở nhà. Khâu thực hành còn yếu, nhất là khâu luyện đọc, đặc biệt là rèn đọc diễn cảm cho học sinh. Các em đọc còn gặp khó khăn khi tiếp xúc với những câu văn dài và đọc phân vai. 
III. YÊU CẦU NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẬY TẬP ĐỌC .
1. Yêu cầu nhiệm vụ của phân môn Tập đọc:
	- Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng, cũng là 4 yêu cầu chất lượng đọc đó là: Đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong 2 hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ tác động tích cực đến những kỹ năng khác. Vì vậy trong dạy đọc, không xem nhẹ yếu tố nào.
	- Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách. Thông qua việc dạy đọc văn bản làm việc với sách. Thông qua việc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được khả năng đọc là có ích cho các em trong cả cuộc đời. Ngoài ra phân môn Tập đọc còn có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của môn ngữ văn. 
+ Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, kiến thức đời sống, kiến thức về văn học, rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
+ Phát triển về ngôn ngữ, tư duy, về các mặt năng lực trí tuệ cho học sinh.
+ Giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.
	- Chương trình Tập đọc Tiểu học nói chung và Tập đọc lớp 2 nói riêng còn có nhiệm vụ dạy thêm kiến thức khoa, sử, địa. Cho nên, Tập đọc trong một số tiết quy định còn là con thuyền trở kiến thức tự nhiện và xã hội đến với học sinh.
2. Cấu trúc và nội dung:
	- Ở lớp 2, mỗi tuần học 3 bài Tập đọc trong đó có 1 bài học trong 2 tiết, 2 bài còn lại mỗi bài học trong 1 tiết. Như vậy tính cả năm học sinh được học 93 bài Tập đọc với 124 tiết. Những bài Tập đọc còn được xếp theo 15 đơn vị học, mỗi đơn vị học gắn với một chủ điểm học trong hai tuần (riêng chủ điểm nhân dân học 3 tuần). Như vậy học sinh lớp 2 lần lượt tiếp xúc với 15 chủ điểm, từ những mảng gần gũi với đời sống hằng ngày của các em đến những điều thiêng liêng, rộng lớn như Tổ quốc, nhân dân lãnh tụ, em là học sinh, bạn bè, trường học, thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà, bốn mùa, chim chóc, muông thú, sông biển, cây cối, Bác Hồ, nhân dân.
	- Có 60 bài Tập đọc là văn bản học gồm 45 bài văn xuôi và 15 bài thơ, trong đó có một số văn bản văn học nước ngoài. Trung bình, trong mỗi chủ điểm học sinh được học một truyện vui (Học kỳ I) hoặc một truyện ngụ ngôn (Học kỳ II) các văn bản khác có 33 bài (Không kể có văn bản dịch của nước ngoài) bao gồm văn bản khoa học, báo chí hành chính (tự thuật, thời khoá biểu, thời gian biểu, mục lục sách)
	- Về nội dung, các bài văn thơ, truyện ngụ ngôn, truyện vui trong nước và nước ngoài đều hướng tới mục đích giáo dục: Tính trung thực đức vị tha, tình yêu lao động, tinh thần đoàn kết, tương trợ bảo vệ của công, đưa dần các em đến với nhận thức về quan hệ giữa các em với nhà trường, thầy cô, bạn bè, ông bà, cha mẹ, rộng ra là núi sông, trời biển, Tổ quốc, nhân dân, lãnh tụ, từ đó hình thành dần trong các em ý thức cá nhân giữa cộng đồng, ý thức công dân trong lòng thiên nhiên, dân tộc. Đặc biệt, mạch bài cổ tích, ngụ ngôn, truyện vui trong và ngoài nước được đưa vào dạy khá hấp dẫn, dí dỏm, sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ đối với các em. Đó là những bài học về sự tích các loài (Sự tích cây vú sữa, Cò và Vạc); Hiện tượng thiên nhiên (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh); Nguồn gốc các dân tộc anh em (Chuyện quả bầu); Bài học về tính kiên trì (Có công màu sắt có ngày lên kim); Phê bình sự lười biếng (Há miệng chơ sung); Ca ngợi lao động (Kho báu); Trí thông minh (Một trí khôn hơn trăm trí khôn, quả tim của khỉ); Lòng biết ơn (Tìm ngọc); Sự gian ác phải trả giá (Bác sĩ Sói); Nhìn người giao việc (Sư tử xuất quân); Bài học về tình làng nghĩa xóm (Cháy nhà hàng xóm). Những bài trên phần lớn được rút ra từ kho tàng văn học dân gian hoặc từ tác phẩm nổi tiếng của các tác giả lớn trên thế giới. Sang mảng thơ và văn vần bài đồng dao: (Vè chim) rất hấp dẫn, làm bật ra rất nhanh tính nết của mỗi loài, vừa hợp với sức đọc (do câu ngắn) vừa mang nhịp học mà vui, vui mà học.
3. Yêu cầu về kiến thức- kỹ năng của phân môn Tập đọc lớp 2.
 	Ở lớp 2, việc dạy Tập đọc cần đạt được những yêu cầu sau: 
	- Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống. 
	- Bối dưỡng tư tưởng tình cảm và tâm hồn lành mạnh trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng Việt.
	- Đọc rõ ràng, rành mạch từng câu, tường đoạn trong bài Tập đọc (Thơ hay văn xuôi), biết đọc rõ từ và nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy. Cường độ đọc vừa phải (không đọc quá to hay đọc lí nhí). Tốc độ đọc vừa phải, đạt yêu cầu khoảng 50 tiếng/ 1 phút.
	- Đọc thầm và hiểu nội dụng bài đọc. Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc); nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đã đọc. Biết cách trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của bài đọc. 
	- Có giọng đọc phù hợp với thể loại và nội dung bài đã học. Thông qua các bài Tập đọc, một mặt học sinh được cung cấp thêm vốn từ ngữ cơ bản theo chủ đề, mặt khác vốn tri thức về cuộc sống của các em cũng được mở rộng và nâng cao.
	Dạy bài Tập đọc giáo viên cần hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa hai hoạt động chính của tiết học là luyện đọc và tìm hiểu bài, trong đó việc luyện đọc được coi là trọng tâm. Hai hình thức luyện đọc chủ yếu mà giáo viên cần lưu ý quan tâm là đọc thành tiếng (trong đó chú ý yêu cầu đọc đúng, rõ ràng, rành mạch) và đọc thầm. Giữa hai hình thức này có một hình thức đọc mang tính chất chung gian là đọc nhẩm (có mấp máy môi, âm thanh phát ra rất khẽ, không rõ tiếng).
	Khi học sinh luyện đọc, giáo viên cần giúp học sinh luyện đọc đúng những từ, cụm từ, câu khó đọc trong bài, hướng dẫn các em ngắt, nghỉ hơi ( nhất là đối với các câu dài). Trình độ (đọc mẫu) của giáo viên có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả bài dạy. Do đó giáo viên càn rèn luyện để có trình độ đọc tốt, góp phần làm cho giờ Tập đọc đạt hiệu quả cao.
	Mỗi bài Tập đọc là một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy rèn đọc và khai thác đều phải chú ý tính nghệ thuật, ngoài chức năng dạy đọc, nó còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống, giáo dục tình cảm và thẩm mỹ.
4. Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc lớp 2:
	Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và qua tìm hiểu thực tế, tôi mạnh dạn đưa ra một số định hướng đổi mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực học tập của học sinh trong giờ Tập đọc. Một việc làm quan trọng trong giờ dạy Tập đọc là xem lại "vị thế" của môn học, học sinh đóng vai trò chủ động, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn. Có như vậy mới bồi dưỡng ý thức chủ động vai trò chủ thể trong hoạt động cho các em.
	Vì vậy đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình dạy Tập đọc lớp 2 nói riêng hay các môn học khác nói chung là phương án cơ bản để nâng cao hiệu quả dạy học.
4.1: Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc qua việc đọc mẫu của giáo viên:
	- Việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi phải chuẩn mực, chính xác, có tác dụng làm cơ sở định hướng cho học sinh. Mặt khác không hạn chế việc đọc mẫu chỉ một hoặc hai lần. Trong quá trình giảng, có thể đọc diễn cảm lại một câu hay, một đoạn văn hay để diễn tả sắc thái tình cảm của nội dung thông tin. Khi luyện đọc cá nhân, giáo viên có thể cho học sinh dừng lại để đọc một đoạn văn tập diễn cảm cho học sinh.
	- Giáo viên đọc mẫu phải tốt, diễn cảm để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài Tập đọc. Trong quá trìnhđọc mẫu giáo viên biết sử dụng các thủ pháp ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, dùng ngữ điệu, nhấn giọng, hạ giọng, lên giọng để làm nổi bật ý nghĩa và tình cmả của tác giả đã gửi gắm vào bài đọc đó. Từ đó giúp học sinh thấy sôi nổi, hào hứng tham gia vào việc tìm hiểu, khám phá bài Tập đọc hơn và học sinh có ý thức đọc diễn cảm tốt hơn.
4.2: Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc qua việc đọc thầm của học sinh.
	- Đây là việc làm quan trọng để hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo đọc thầm và nó luôn theo ta trong suốt cuộc đời. Đọc thầm giúp các em chuẩn bị tốt cho khâu đọc thành tiếng, tìm hiểu bài và nằm bắt nội dung bài học tốt hơn. Vì vậy, chúng ta không nên bỏ qua bước này.
	- Đối với học sinh lớp 2, đọc thầm khó hơn đọc thành tiếng do các em chưa có sức tập chung cao để theo dõi bài đọc. Thường các em dễ bị sót dòng, bỏ dòng.
	- Để hướng dẫn học sinh đọc thầm đạt kết quả, khi dạy tôi yêu cầu học sinh tập chung vào bài, đọc thầm kết hợp với việc tham gia đặt câu hỏi nhận biết nhiệm vụ học tập hoặc kiểm tra đọc thầm bằng cách hỏi học sinh đã đọc đến đâu và định hướng nội dung cần tìm. Có như vậy các em mới chú ý và tập chung trong khi đọc thầm và kích thích tinh thần học tập của học sinh.
	- Học sinh đọc thầm có thể dưới nhiều hình thức: Cả lớp đọc thầm, đọc thầm theo bạn (học sinh đọc cá nhân) hoặc theo cô (đọc mẫu) và giáo viên đưa ra những định hướng sau: 
+ Tự phát hiện tiếng, từ phát âm dễ lẫn?
+ Tìm những từ cần nhấn giọng, hạ giọng, lên giọng, chỗ ngắt, nghỉ hơi?
+ Bài văn, bài thơ nói về ai?
+ Trong bài có những nhân vật nào? Ai đang trò chuyện? 
+ Phát hiện giọng đọc của đoạn, bài, từng nhân vật? 
4.3. Cải tiền hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
	- Bổ sung thêm câu hỏi phát hiện những hình ảnh trực cảm, trước khi dẫn đến câu hỏi có tính chất khái quát giúp trẻ em cảm nhận trực tiếp các hình ảnh cụ thể trong bài, từ đó dẫn dắt quá trình hồi tưởng, so sánh, đánh giá để bước đầu nhận thức được nội dung của bài học.
- Những câu hỏi vận dụng ngôn ngữ thường được sử dụng vào phần đọc cá nhân (luyện đọc) để khỏi phân tán chiều hướng cảm xúc đang được hình thành ở bước tìm hiểu bài. Đó là những câu hỏi tìm từ gần nghĩa, từ láy, đặt câu có từ đã học.
- Đặt thêm những câu hỏi về đọc diễn cảm để tiếp tục khơi sâu nguồn cảm xúc khi rèn đọc cho học sinh. Các dạng câu hỏi như: Phát hiện cách đọc diễn cảm của cô giáo: Cô ngừng nghỉ chỗ nào khi gặp các câu dài, cô nhấn giọng, hạ giọng, kéo dài giọng ở chỗ nào, từ nào? Phát hiện giọng đọc của từng đoạn, cả bài từng nhận vật.
- Phân loại các dạng câu hỏi khi khai thác bài văn:
+ Câu hỏi làm tái hiện nội dung chính của bài (Loại câu hỏi này dùng để giảng từ và ý).
+ Câu hỏi bắt buộc học sinh phải so sánh, liên tưởng, liên hệ thực tế.
	- Câu hỏi mở rộng vận dụng kiến thức cuộc sống.
Hệ thống câu hỏi đặt ra phải được nâng bậc từ thấp đến cao và cuối cùng chốt lại ở phần tổng kết bài, mở rộng và liên hệ thực tế, giáo dục đạo đức cho học sinh; có thể đưa thêm câu hỏi ngoài những câu hỏi có sẵn ở sách giáo khoa.
Ví dụ: Bài Bé Hoa - Tiếng Việt 2 - Tập 1:
Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi như sau: 
	+ Em biết những gì về gia đình Hoa?
	+ Em Nụ có những nét gì đáng yêu?
	+ Hoa đã làm gì giúp mẹ?
	+ Ở lớp ta có những bạn nào có em bé?
	+ Em thường làm gì thể hiện yêu quý em bé?
	+ Không có em bé, em đã làm gì giúp bố mẹ?
	+ Trong thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì và mong ước điều gì?
	+ Em hãy tưởng tượng xem bố sẽ nói gì với Hoa?
	+ Theo em Hoa đáng yêu ở điểm nào?
	+ Em học tập được ở Hoa điều gì?
4.4: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh:
	Trong giảng dạy Tiếng Việt, chúng ta không nên xem nhẹ việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Nếu học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt thì các em sẽ thấy được sự phong phú, trong sáng của Tiếng Việt, cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong thơ - văn và phục vụ cho khả năng nói - viết Tiếng Việt của chính mình . Ở lớp 2, giáo viên cần cho học sinh làm quen với vi

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_tap_doc_lop_2.doc