Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học thực hành chủ đề giống vật nuôi Công nghệ 7

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học thực hành chủ đề giống vật nuôi Công nghệ 7Hiện nay nước ta vẫn là một nước phát triển nền kinh tế chủ yếu là ngành nông nghiệp gồm trồng trọt chăn nuôi nuôi trồng thủy sản nông lâm nghiệp. Ngành công nghiệp hóa hiện đại hóa vẫn đang trên đà phát triển và hội nhập. Chính vì vậy mà tôi nghĩ trong mỗi người dân Việt Nam chúng ta là một công dân của Việt Nam sống trong môi trường nông nghiệp như vậy thì cũng nên tìm hiểu và có chút hiểu biết thực tế về ngành nông nghiệp. Sách giáo khoa công nghệ 7 là cuốn sách viết rất cụ thể về từng lĩnh vực trong ngành nông nghiệp, nó giúp các em học sinh THCS có thể học và tìm hiểu rõ hơn về ngành nông nghiệp của nước ta. Thế nhưng thực tế cho thấy thi cử hiện nay chú trọng chủ yếu là Văn Toán Anh mà các môn phụ như công nghệ lại dần bị lãng quên và không được chú trọng đối với các em. Các em học sinh coi học môn công nghệ như là học cho xong. Có lẽ theo tôi nghĩ là các em không cảm thấy hứng thú khi học môn công nghệ nhàm chán với lối dạy và học từ trước kia là chỉ đọc viết, theo lối truyền thụ một chiều các em bị thụ động khi lĩnh hội kiến thức. Đặc biệt là các bài thực hành trong chương trình sách giáo khoa công nghệ hầu như các em khôngđược trải nghiệmthực tế mà chỉ được hướng dẫn trên lí thuyết và xem qua các tranh ảnh mẫu, mô hình thì rất ít trường có đủ do cơ sở vật chất còn nghèo nàn thiếu thốn. Việc học môn công nghệ của các em bị xa rời thực tế- đặc biệt đối với các em học sinh ở khu vực nội thành. Khu vực nội thành do không phát triển nông nghiệp nếu có nhưng rất ít. Còn đối với các em học sinh vùng nông thôn thì được tiếp cận gần hơn do cuộc sống gắn liền chủ yếu là nông nghiệp. Trong lĩnh vực chăn nuôi nếu thử hỏi khảo sát thí điểm trên địa bàn thành phố các em học sinh THCS thì chắc có lẽ có những em chưa từng bao giờ được nhìn trực tiếp con lợn, con gà nó như thế nào. Đó thật là một sự thiệt thòi đối với các em khi học bộ môn công nghệ 7.
docx 21 trang Mai Loan 30/10/2023 7124
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học thực hành chủ đề giống vật nuôi Công nghệ 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG ANH TRƯỜNG THCS THỤY LÂM
----------–&—----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ GIỐNG VẬT NUÔI - CÔNG NGHỆ 7
Lĩnh vực
: Công nghệ 7
Cấp học
: THCS
Tên tác giả
: Ngô Thị Duyên
Đơn vị công tác
: TrƯờng THCS Thụy Lâm
Chức vụ
: Giáo viên
Năm học 2018-2019
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ	1
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI	1
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU	2
ĐỒI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	2
VI. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM	2
Mức độ hứng thú với môn học.	2
Mức độ hiểu bài	2
Chất lƯợng học tập môn công nghệ 7	3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	3
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU	3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	4
CƠ SỞ LÍ LUẬN:	4
THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 7	4
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN	5
Tiết học ngoài trời là gì?	5
Cách xây dựng lớp học ngoài trời	5
Áp dụng vào giảng dạy các bài thực hành công nghệ 7 chủ đề giống vật nuôi	6
RÚT KINH NGHIỆM	17
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC	17
Mức độ hứng thú với môn học.	17
Mức độ hiểu bài	17
Chất lƯợng học tập môn Công Nghệ 7	18
C- KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ	19
KẾT LUẬN CHUNG	19
KHUYẾN NGHỊ	19
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH
 CHỦ ĐỀ GIỐNG VẬT NUÔI- CÔNG NGHỆ 7 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay nước ta vẫn là một nước phát triển nền kinh tế chủ yếu là ngành nông nghiệp gồm trồng trọt chăn nuôi nuôi trồng thủy sản nông lâm nghiệp. Ngành công nghiệp hóa hiện đại hóa vẫn đang trên đà phát triển và hội nhập. Chính vì vậy mà tôi nghĩ trong mỗi người dân Việt Nam chúng ta là một công dân của Việt Nam sống trong môi trường nông nghiệp như vậy thì cũng nên tìm hiểu và có chút hiểu biết thực tế về ngành nông nghiệp. Sách giáo khoa công nghệ 7 là cuốn sách viết rất cụ thể về từng lĩnh vực trong ngành nông nghiệp, nó giúp các em học sinh THCS có thể học và tìm hiểu rõ hơn về ngành nông nghiệp của nước ta. Thế nhưng thực tế cho thấy thi cử hiện nay chú trọng chủ yếu là Văn Toán Anh mà các môn phụ như công nghệ lại dần bị lãng quên và không được chú trọng đối với các em. Các em học sinh coi học môn công nghệ như là học cho xong. Có lẽ theo tôi nghĩ là các em không cảm thấy hứng thú khi học môn công nghệ nhàm chán với lối dạy và học từ trước kia là chỉ đọc viết, theo lối truyền thụ một chiều các em bị thụ động khi lĩnh hội kiến thức. Đặc biệt là các bài thực hành trong chương trình sách giáo khoa công nghệ hầu như các em không được trải nghiệm thực tế mà chỉ được hướng dẫn trên lí thuyết và xem qua các tranh ảnh mẫu, mô hình thì rất ít trường có đủ do cơ sở vật chất còn nghèo nàn thiếu thốn. Việc học môn công nghệ của các em bị xa rời thực tế- đặc biệt đối với các em học sinh ở khu vực nội thành. Khu vực nội thành do không phát triển nông nghiệp nếu có nhưng rất ít. Còn đối với các em học sinh vùng nông thôn thì được tiếp cận gần hơn do cuộc sống gắn liền chủ yếu là nông nghiệp. Trong lĩnh vực chăn nuôi nếu thử hỏi khảo sát thí điểm trên địa bàn thành phố các em học sinh THCS thì chắc có lẽ có những em chưa từng bao giờ được nhìn trực tiếp con lợn, con gà nó như thế nào. Đó thật là một sự thiệt thòi đối với các em khi học bộ môn công nghệ 7.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi là một giáo viên cũng đã có kinh nghiệm dạy tại Trường THCS Thụy Lâm gần 4 năm trong nghề dạy bộ môn công nghệ nên tôi rất muốn đổi mới phương pháp dạy học theo cách trải nghiệm thực tế cho các em học sinh qua các bài thực hành để các em được lĩnh hội, trải nghiệm, khắc sâu kiến thức một cách thực tế nhất. Các em học sinh cảm thấy hứng thú và không bị áp lực trong các tiết dạy và học. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học 2018- 2019 đến nay tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu, thực nghiệm” Đổi mới
phương pháp dạy thực hành chủ đề giống vật nuôi - Công nghệ 7” và đã đem lại những hiệu quả nhất định.
Tôi rất mong bạn đọc nhìn nhận và đóng góp ý kiến.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đưa ra cách” Đổi mới phương pháp dạy thực hành chủ đề giống vật nuôi- công nghệ 7 vào giờ dạy theo sách giáo khoa công nghệ 7 của Bộ giáo dục và Đào tạo.
ĐỒI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các phương pháp” Đổi mới phương pháp dạy thực hành chủ đề giống vật nuôi - công nghệ 7”.
ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM
Là các em HS các lớp trong khối 7 tại Trường THCS Thụy Lâm
Năm học 2018-2019 Trường THCS Thụy Lâm khối 7 gồm 8 lớp, sĩ số các lớp là:
+Lớp 7A: 45 HS;
+Lớp 7B: 45 HS;
+Lớp 7C: 45 HS;
+Lớp 7D: 45 HS;
+Lớp 7E: 45 HS;
+Lớp 7G: 45 HS;
+Lớp 7H: 40 HS;
+Lớp 7I : 40 HS.
Mức độ hứng thú với môn học.
Khối lớp
Mức độ hứng thú
Năm học 2017-2018
Số lƯợng
%
7
Thích
50
14,3
Không thích
200
57,1
Bình thường
100
28,6
Mức độ hiểu bài
Khối lớp
Mức độ hiểu bài
Dạy - học
theo phƯơng pháp cũ.
Số lƯợng
%
7
Hiểu
100
28,6
Chưa hiểu
250
71,4
Chất lƯợng học tập môn công nghệ 7
Khối lớp
Xếp loại
Năm học 2017-2018
Số lƯợng
%
7
Giỏi
100
28,6
Khá
150
42,8
TB
100
28,6
Yếu
0
0
Kém
0
0
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi đã ứng dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Phương pháp khảo sát
Phương pháp luyện tập thực hành
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trong một thời gian dài, Thầy cô chúng ta được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Với phương pháp giảng dạy này, các em học sinh như một cái kho và Thầy cô chúng ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho đó. Kết quả là học sinh học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập sáng tạo trong quá trình học tập.
Theo quan điểm giáo dục hiện đại, dạy học là một quá trình tương tác (GV
– HS, HS – HS, HS - GV, HS với những người hiểu biết hơn), trong đó, “học” là một hoạt động trung tâm. Và, người học – đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Để đạt được điều ấy, trong quá trình dạy học, người thầy cần phải thức tỉnh trong tâm hồn các em học sinh tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực. Vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu được. Bởi, chỉ có đổi mới PPDH, chúng ta mới góp phần khắc phục những biểu hiện thụ động trong việc học của học sinh hiện nay; chỉ có đổi mới PPDH chúng ta mới góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và chỉ có đổi mới PPDH chúng ta mới tham gia được vào “sân chơi” quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tiếp cận phương pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại.
Vì những lẽ đó, việc đổi mới PPDH nói chung, dạy môn công nghệ 7 nói riêng hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên, đòi hỏi người giáo viên cần tìm tòi, thực nghiệm những phương pháp mới nhằm đem lại hiệu quả cao trong dạy – học.
THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 7
Trong quá trình giảng dạy, tôi vẫn gặp phải một số hạn chế như cơ sở hạ tầng của nhà trường chưa đầy đủ, phòng thực hành môn Công Nghệ riêng biệt không có, hiện tại các bài thực hành được thực hiện trên lớp với phòng học, không gian chật trội. Các mô hình, tranh ảnh đã cũ, hỏng. Kinh phí hỗ trợ cho học sinh được tham gia trải nghiệm thực tế không có, vì vậy chưa gây được hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn.
Dạy - học môn Công Nghệ đặc biệt là những bài thực hành ứng dụng vận dụng là một trong những con đường hướng nghiệp cho học sinh THCS. Ví dụ
như mảng nội dung về lĩnh vực giống vật nuôi rất gần gũi. Nó góp phần phát triển toàn diện nhân cách các em, là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) ở mỗi địa phương và đất nước.
Trong khi đó, việc trải nghiệm thực tế học các bài thực hành đang được ứng dụng rất nhiều trong các trường học hiện đại, quốc tế như THCS ALPHA đã áp dụng rất hiệu quả, các em học sinh rất hứng thú.
Vì thế, trước những thực trạng về dạy thực hành bộ môn công nghệ 7 như trên, cũng như vai trò cần thiết của bộ môn, tôi đã nghiên cứu vận dụng một số biện pháp nhằm dạy hiệu quả hơn môn công nghệ 7 này.
Sau đây tôi xin giới thiệu một số biện pháp” Đổi mới phương pháp dạy thực hành chủ đề giống vật nuôi- công nghệ 7”.
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Tiết học ngoài trời là gì?
“Lớp học ngoài trời” là kiểu lớp học thoát ra khỏi không gian trường lớp, đưa học sinh đến với những không gian phù hợp với mục tiêu chương trình, kiến thức; để rồi ở không gian đó, giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động học tập.
Kiểu “Lớp học ngoài trời” sẽ tạo hứng thú, kích thích sự sáng tạo của học sinh; giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên nhất, kiến thức “thấm” vào học sinh từ chính sự chủ động, tích cực của các em nên nó sẽ “ở lại” với học sinh lâu bền nhất. Vậy tổ chức lớp học này như thế nào cho đạt hiệu quả?
Cách xây dựng lớp học ngoài trời
Bước 1: Giáo viên phải xác định kiến thức nào có thể tổ chức lớp học ngoài nhà trường. Trong chương trình giáo dục THCS, học sinh học hơn 10 môn, mỗi môn cần nghiên cứu kĩ chương trình môn học của từng khối, lớp. Từ đó xác định kiến thức nào phù hợp để tổ chức lớp học ngoài nhà trường.
Bước 2: Giáo viên cần lên kế hoạch tổ chức. Mỗi lần đưa học sinh ra ngoài nhà trường để học là một lần trải nghiệm của các em. Vì vậy, giáo viên cần lên được kế hoạch học tập, kế hoạch càng chi tiết càng thuận lợi cho quá trình thực hiện.
Kế hoạch này chính là cái để thuyết phục Ban giám hiệu đồng ý để chúng ta tiến hành lớp học, và cũng là cái để chúng ta thuyết phục phụ huynh đồng ý cho con em mình tham gia lớp học.
Bước 3: Tiến hành thực hiện
Khi đã được Ban giám hiệu phê duyệt, được phụ huynh, học sinh đồng thuận, chúng ta bắt đầu tiến hành hoạt động học tập. Có nhiều cách tổ chức tiến hành khác nhau. Để rõ ràng quá trình học tập của học sinh, giáo viên nên chia
thành các giai đoạn học tập cụ thể. Thường sẽ là các giai đoạn: HỌC - TRẢI NGHIỆM - HOÀN THÀNH - RÚT KINH NGHIỆM.
Ở giai đoạn thứ nhất: Học sinh sẽ tiến hành học các kiến thức lí thuyết được tiến hành trên lớp theo phân phối chương trình.
Ví dụ: Giáo viên có ý định tổ chức lớp học ngoài trời bài 35 “Thực hành nhận biết một số giống gà qua quan sát ngoại hình và số đo các chiều” môn công nghệ 7
Các kiến thức này sẽ là nền tảng để học sinh có những trải nghiệm thú vị, từ đó sẽ có cái nhìn đối sánh giữa SGK với thực tế.
Ở giai đoạn thứ 2: Trải nghiệm. Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định cho sự thành công của “lớp học ngoài nhà trường”.
Chuẩn bị về các hoạt động cho trải nghiệm, Giáo viên phải thiết kế được các hoạt động phù hợp với nội dung kiến thức môn học, Các hoạt động đó hấp dẫn, hứng thú, kích thích, và phải hội tụ đủ các yếu tố về kiến thức, kỹ năng, thái độ
Ở giai đoạn thứ 3: Hoàn thành, giai đoạn này học sinh sẽ thực hiện Ở giai đoạn thứ 2: Trải nghiệm. Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định cho sự thành công của “lớp học ngoài nhà trường”. Vì vậy, cần có sự chuẩn bị kĩ trước chuyến đi.
Chuẩn bị về các hoạt động cho trải nghiệm, giáo viên phải thiết kế được các hoạt động phù hợp với nội dung kiến thức môn học, Các hoạt động đó hấp dẫn, hứng thú, kích thích, và phải hội tụ đủ các yếu tố về kiến thức, kỹ năng, thái độKhi đã hội tụ đủ các yếu tố để thực hiện hoạt động trải nghiệm, Giáo viên sẽ đưa học sinh đi thực tế và thực hiện các bước tiến hành đã tính toán từ trước các quá trình trải nghiệm của mình để hoàn thành sản phẩm báo cáo.
Ví dụ, khi học sinh học kiến thức về giống vật nuôi, tôi cho các em chuyển kiến thức đó vào đời sống, để các em đi trải nghiệm và hoàn thành các sản phẩm: Hình ảnh về đặc điểm ngoại hình hoặc các bước đo kích thước các chiều của các giống vật nuôi
Ở giai đoạn 4: Rút kinh nghiệm. Sau khi đã thực hiện “lớp học ngoài nhà trường, giáo viên cần rút kinh nghiệm.
Áp dụng vào giảng dạy các bài thực hành công nghệ 7 chủ đề giống vật nuôi
Giáo án là bản kế hoạch chi tiết cho giờ lên lớp. Thiết kế giáo án là một công việc thường xuyên của GV trước khi lên lớp. Một khi giáo án được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu thì sẽ giúp cho GV có được sự tự tin, từ đó quyết định rất lớn đến sự thành công của GV trong giờ giảng.
Chủ đề giống vật nuôi công nghệ 7 gồm 2 bài thực hành:
Bài 35: Thực hành nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.
Bài 36: Thực hành nhận biết một số giống lợn( heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.
Ví dụ 1: tôi đã soạn giáo án bài 35 với bài giảng như sau:
Thực hành tổ chức cho học sinh đi tham quan tại địa điểm trại gà nhà bà Ngô Thị Sợi tại Thôn Hương Trầm- Thụy Lâm-Đông Anh- Hà Nội (Trại gồm 4 giống gà khác nhau)
Lí do: Trường THCS Thụy Lâm cách trại gà rất gần đi bộ khoảng 10 phút.
Ngày soạn:
Tiết 37
THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG GÀ QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
MỤC TIÊU
Nhận biết được một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều do.
Có ý thức làm việc nghiêm túc, đảm bảo an toàn khi thực hành.
CHUẨN BỊ
Chuẩn bị: Giấy, bút, thước, máy ảnh( nếu có), giày bata hoặc giày thể
thao;
+ Nội dung: Nghiên cứu nội dung bài 35(SGK).
CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Ổn định lớp : (1 phút).
Kiểm tra kiến thức đã học (bài cũ): Theo hình thức hỏi đáp tại trại gà
Cho biết chọn phối là gì?cho ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống?
Nội dung bài mới.
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
TG
A.	KIẾN	THỨC	ĐƯỢC	GIỚI	THIỆU TRÊN LỚP
Hình ảnh một số giống gà mà sau đây chúng ta sẽ đi tham quan thực tế;
Đặc điểm gà Lơ- go: Vóc dáng thấp, nhỏ, lông màu trắng;
Đặc điểm gà Đông tảo: Thân hình to, thô, lông xù xì, chân to xù xì, lông màu đỏ tía, thân hình lùn;
Đặc điểm gà Ri: thân hình nhỏ nhắn, lông màu pha tạp, màu hoa mơ, hoa mận, đỏ tía,
Đặc điểm gà Ta lai: thân hình cao, màu lông tía, đẹp.
Giới thiệu bài mới.
Nêu mục tiêu bài học.
- Hiểu ý nghĩa và tác dụng cũng như mục tiêu bài học.
1’
B. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
Địa điểm: Trại gà nhà bà Ngô Thị Sợi tại Thôn Hương Trầm xã Thụy Lâm
Thời gian: Đi trong 45 phút- một tiết học
(Vì trại gà gần với trường đi bộ khoảng 10 phút)
Gv: Lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm làm về một loại gà khác nhau và các nhóm tự làm thực hành.
Nhóm1: Tìm hiểu gà Ri
Nhóm 2: Tìm hiểu gà Đông tảo
Nhóm 3: Tìm hiểu gà Ta lai
Nhóm4: Tìm hiểu gà Lơ- go
GV: Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A4 và 1máy chụp ảnh để ghi kết quả đo khoảng cách xương háng và khoảng cách giữa xương háng và mỏm xương lưỡi hái trên giấy A4 đồng thời lưu lại những hình ảnh quan sát được của nhóm mình trên máy.
- Đưa ra địa điểm đi thực tế và thời gian thực tế.
- Học sinh thực hành trải nghiệm thực tế theo
hướng dẫn của Giáo viên
20’
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
TG
C. HOÀN THÀNH SẢN PHẨM
- Nhóm 1: Gà ri
Kết quả thu được của nhóm
Nhóm 2: Gà Đông tảo
Kết quả thu được của nhóm
- Giáo viên thu kết quả của các nhóm
- Học sinh hoàn thành sản phẩm của nhóm
10’
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
TG
Nhóm 3: gà Ta lai
Kết quả thu được của nhóm
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
TG
Nhóm 4: Gà Lơ- go
Kết quả thu được của nhóm
D.THU DỌN ĐỒ VỀ TRƯỜNG
- Giáo
viên đôn đốc các em về trường
- Các em
học sinh xếp hàng về trường
10’
E. RÚT KINH NGHIỆM
* Kiểm tra lại kiến thức.
Cho học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi GV tổng kết buổi ngoại khóa nhận xét
- Cá nhân rút kinh
nghiệm
3’
Ví dụ 2: Cách dạy trải nghiệm thực tế bài 36 thực hành Ngày soạn:
Tiết 38
THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ GIỐNG LỢN QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
MỤC TIÊU
Kiến thức
Nhận biết được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều đo.
Kĩ năng:
Thực hiện được quy trình nhận biết các giống lợn và đo chiều đo để chọn giống lợn tốt.
Thái độ
Có ý thức làm việc nghiêm túc, đảm bảo an toàn khi thực hành.
CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị: Giấy bút, dày thể thao, máy chụp ảnh, sổ ghi chép, thước dây
+ Nội dung: Nghiên cứu nội dung bài 36 (SGK)
+ Đồ dùng dạy học: Tranh và vật mẫu các giống glợn
CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Ổn định lớp : (1 phút)
Kiểm tra bài cũ :
- GV không kiểm tra vì tiết trước học thực hành
Bài mới:
Giới thiệu bài: Để nhận biết được một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước một số chiếu đo, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
Kiểm tra bảng tường trình HS chuẩn bị ở nhà.
Các hoạt động chính:
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
T/G
A.KIẾN THỨC ĐƯỢC GIỚI THIỆU TRÊN LỚP
- Đặc điểm một số giống lợn học sinh được đi thực tế quan sát.
+ Lợn Lan đơ rát: Tai to, rủ xuống phía trước, lông da trắng tuyền.
+ Lợn Đại Mạch: Mặt gãy, tai to hướng về phía trước, lông cứng, da trắng.
+ Lợn Móng Cái: Da bên ngoài có lang trắng đen hình yên ngựa điển hình..
+ Lợn Ỉ: Toàn thân đen.
B.KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
Địa điểm : Trang trại lợn nhà bà Ngô Thị Huệ tại Thôn Hương Trầm - Thụy Lâm - Đông Anh
Thời gian: 45 phút thực tế ngoại khóa (Trại gà gần trường cách trường khoảng 10 phút đi bộ)
GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm là một giống lợn khác nhau
+ Nhóm 1: Tìm hiểu lợn Lan đơ rát;
+ Nhóm 2: Tìm hiểu lợn Đại Mạch;
+ Nhóm 3: Tìm hiểu lợn Móng Cái;
+ Nhóm 4: Tìm hiểu lợn Ỉ.
GV phát cho các nhóm mỗi nhóm một tờ giấy A4 và chiếc máy chụp ảnh để giúp các em ghi lại hình ảnh quan sát và thực hành của mình.
C.HOÀN THÀNH SẢN PHẨM
- Kết quả thu thập được của các nhóm:
+Nhóm1: Lợn Lan đơ rát
Giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học cho các em học sinh
GV đưa các em học sinh đi thực tế tại trang trại lợn
GV
giới hạn thời gian để các em làm thực hành
Học sinh hiểu được ý nghĩa
cũng như tác dụng mục tiêu của bài học
Học sinh thực hành theo nhóm trải
nghiệm thực tế theo chỉ dẫn của giáo viên bộ môn
1’
20’
10’
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
T/G
+ Nhóm 2: Lợn Đại mạch
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
T/G
Nhóm 3: Lợn Móng cái
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
T/G
+ Nhóm 4: lợn Ỉ
D. THU DỌN DỤNG CỤ VỀ TRƯỜNG
- Giáo viên đôn đốc các em về trường
E. RÚT KINH NGHIỆM
* Kiểm tra lại kiến thức.
Cho học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi GV tổng kết buổi ngoại khóa nhận xét
10’
3’
RÚT KINH NGHIỆM
Với việc thiết kế giáo án đổi mới như trên có ý nghĩa rất to lớn, giáo án khoa học, giúp giáo viên dễ dàng thấy tiến trình lên lớp giảm đi nhiều về chữ trên giáo án, các hoạt động dạy – học rõ ràng. Đó chính là một công cụ hết sức hữu hiệu và thích hợp nhất trong việc giảng dạy nghề Chăn nuôi, đặc biệt là bài 35,36 thực hành.
Nhờ việc soạn giáo án như vậy đã giúp cho bài giảng của tôi trở nên hấp dẫn, phong phú, lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu bài và chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, hứng thú hơn bởi các em thấy được ngoài những kiến thức có trong SGK,các em được mở rộng hơn, thấy được thực tế.
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Việc “Đổi mới phương pháp dạy thực hành chủ đề giống vật nuôi- công nghệ 7” như trên đã đem lại những hiệu quả rất đáng khích lệ :
Không khí học tập của học sinh trong giờ học ngoại khóa luôn hào hứng sôi nổi và thoải mái.
Học sinh thêm yêu thích môn học Công Nghệ 7, kích thích sự hăng say sáng tạo của các em. Kết quả là các em hiểu biết được các giống vật nuôi cơ bản sâu hơn, kĩ hơn và ghi nhớ lâu hơn. Học sinh được thực hành ngay tại trang trại. Tỉ lệ HS hoàn thành Tốt bài tập thực hành về các giống vật nuôi cơ bản tăng lên rõ rệt. Sau đó các em vận dụng để thực hành nhận biết giống vật nuôi.
Cụ thể kết quả nhƯ sau:
Mức độ hứng thú với môn học.
Khối lớp
Mức độ hứng thú
Đầu năm học 2018-2019
Cuối năm học 2018-2019
Số lƯợng
%
Số lƯợng
%
7
Thích
50
14,3
250
71,4
Không thích
150
42,8
0
0
Bình thường
150
42,9
100
28,6
Mức độ hiểu bài
Khối lớp
Mức độ hiểu bài
Dạy - học
theo phƯơng pháp cũ.
Dạy - học
theo đổi mới.
Số lƯợng
%
Số lƯợng
%
7
Hiểu
100
28,6
350
100
Chưa hiểu
250
71,4
0
0
Chất lƯợng học tập môn Công Nghệ 7
Khối lớp
Xếp loại
Năm học 2017-2018
Giữa kì II -
Năm học 2018-2019
Số

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_thuc_hanh.docx
  • pdfSkkn_cong_nghe_7-Ngo_Thi_Duyen_02_7d145a536f(1).pdf