Đơn công nhận SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Tin học thông qua lập trình trực tuyến

Đơn công nhận SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Tin học thông qua lập trình trực tuyến

Thứ nhất, là cách thức chấm bài thi học sinh giỏi môn Tin học được thực hiện chấm tự động với sự trợ giúp của một phần mềm chấm (phần mềm hay được sử dụng phổ biến hiện nay là phần mềm Themis của tiến sĩ Lê Minh Hoàng – Giảng viên trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội).

Thứ hai, là bài làm của học sinh chỉ có thể được điểm khi không có lỗi trong quá trình chạy chương trình và cho kết quả đúng so với đáp án. Đáp án chấm là các bộ test (bao gồm tệp dữ liệu vào và tệp dữ liệu ra) được tạo ra một cách tự động, ngẫu nhiên trong vùng giới hạn của dữ liệu đã cho trong đề bài.

Thứ ba, là khối lượng kiến thức lớn, thường xuyên thay đổi, giáo viên không thể cập nhật hết được, đòi hỏi các em phải học thêm ở các kênh thông tin khác.

Thứ tư, là việc thiếu hụt các nguồn tài liệu phục vụ cho việc bồi dưỡng như: Sách, nguồn bài tập, phân phối chương trình, thông tin các kỳ thi, kinh nghiệm,... Điều này làm cho các giáo viên gặp khó khăn khi triển khai việc bồi dưỡng một cách hiệu quả.

Thứ năm, là hiện nay trên Internet có một số website và các diễn đàn phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học như: vnoi.info, spoj.pl, codeforece.org, ntucoderr.net,... Các website này có lượng bài tập phong phú, đa dạng, thường xuyên tổ chức các kỳ thi trực tuyến, có hệ thống chấm điểm tự động, thích hợp cho học sinh đội tuyển tự trau dồi kiến thức, kỹ năng.

Thứ sáu, là do môn Tin học không phải là môn thi vào THPT, THPT chuyên hay thi đại học. Vì vậy, các em học sinh không dám đầu tư nhiều thời gian, công sức nghiên cứu. Qua nhiều năm giảng dạy cho thấy, để học sinh có thể gặt hái được nhiều thành công thì các em phải có sự đam mê thực sự. Do đó, việc tạo hứng thú cho học sinh là rất quan trọng, ngoài thời gian học trên lớp, muốn đạt kết quả cao thì học sinh cần phải tăng cường nhiều hơn nữa thời gian tự học, tự rèn luyện. Khi đó, phương thức lập trình trực tuyến sẽ mang lại nhiều lợi thế.

doc 17 trang Mai Loan 11/05/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Tin học thông qua lập trình trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
 a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Đức Chung
 - Ngày tháng năm sinh: 02/11/1984 ; Nam, nữ: Nam 
 - Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. 
 - Chức danh: Giáo viên;
 - Trình độ chuyên môn: Đại học Tin;
 - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
 b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Đức Chung;
 c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các 
thông tin cần được bảo mật (nếu có):
 - Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn Tin học 
thông qua lập trình trực tuyến;
 - Lĩnh vực áp dụng: Lập trình (thuộc ngành CNTT);
 - Mô tả sáng kiến:
 + Về nội dung của sáng kiến: 
Sáng kiến được hình thành dựa trên một số cơ sở như sau:
 Thứ nhất, là cách thức chấm bài thi học sinh giỏi môn Tin học được thực 
hiện chấm tự động với sự trợ giúp của một phần mềm chấm (phần mềm hay 
được sử dụng phổ biến hiện nay là phần mềm Themis của tiến sĩ Lê Minh 
Hoàng – Giảng viên trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội).
 Thứ hai, là bài làm của học sinh chỉ có thể được điểm khi không có lỗi 
trong quá trình chạy chương trình và cho kết quả đúng so với đáp án. Đáp án 
chấm là các bộ test (bao gồm tệp dữ liệu vào và tệp dữ liệu ra) được tạo ra một 
cách tự động, ngẫu nhiên trong vùng giới hạn của dữ liệu đã cho trong đề bài.
 Thứ ba, là khối lượng kiến thức lớn, thường xuyên thay đổi, giáo viên 
không thể cập nhật hết được, đòi hỏi các em phải học thêm ở các kênh thông tin 
khác.
 Thứ tư, là việc thiếu hụt các nguồn tài liệu phục vụ cho việc bồi dưỡng 
như: Sách, nguồn bài tập, phân phối chương trình, thông tin các kỳ thi, kinh 
nghiệm,... Điều này làm cho các giáo viên gặp khó khăn khi triển khai việc bồi 
dưỡng một cách hiệu quả.
 1 Sau khi đăng ký, ta sẽ tiến hành đăng nhập vào website.
+ Danh sách bài tập:
 Trong VNOI, có rất nhiều bài tập (đề bài). Để tìm kiếm bài tập, ta sẽ thực 
hiện như sau:
 Nháy chuột vào danh sách bài tập. Khi đó, sẽ hiện ra hàng loạt bài tập ở 
khung chính của trang. Ta có thể sắp xếp các bài tập theo ngày, loại bài, mã bài, 
tên bài, điểm, bằng cách nháy chuột vào tiêu để của cột tương ứng (Ví dụ: Để 
sắp xếp theo điểm ta nháy chuột vào tiêu để của cột Điểm). Để xem đề bài một 
bài tập cụ thể, ta nháy chuột vào tên bài tập tương ứng.
 3 Kết quả sau khi chấm bài sẽ được hiện ra:
+ Một số dạng bải tập cơ bản:
 Với website này, học sinh sẽ được luyện tập các dạng bài rất phong phú, 
chẳng hạn như:
 - Dạng bài về kỹ thuật lập trình: ROTATION, COUNTCBG, TCDFZ,
FIBVAL VOI 2012,...
 - Dạng bài về mảng: MAXARR1, VBGRASS,...
 - Dạng bài về xâu: HAM12 VOI 2012, CHATCHIT, PYRAMID2,...
 - Dạng bài về đệ quy: VRATF,...
 - Dạng bài về số học: MYSTERY, ETF, PNUMBER, NKABD, 
MPRIME, CPRIME, LQCCANDY, NKNUMFRE, LATGACH,...
 - Dạng bài sắp xếp, tìm kiếm: VOI08 NKSGAME, AUCTION, 
NOIXICH, NUMCON, VOI2012 MOVE12,...
 - Dạng bài tập vét cạn quay lui: BONES, VCOWFLIX, MIXUP2,...
Giải pháp 2: Lập trình trực tuyến qua website NTUCODER.NET
+ Giới thiệu:
 5 Ta có thể sắp xếp các bài tập theo tên bài, dạng bài, số bài giải được,... 
bằng cách nháy chuột vào tiêu để của cột tương ứng (ví dụ: Để sắp sếp theo số 
giải được ta nháy chuột vào tiêu đề của cột Số giải được).
 Để xem đề bài một bài tập cụ thể, ta nháy chuột vào tên bài tập tương ứng 
với bài tập muốn xem.
 Ở trang danh sách bài tập, ta còn có thể tìm kiếm các bài tập theo tiêu chí 
tự chọn bằng cách nhập các thông tin lọc (mã bài, tên bài) vào ô Tìm, sau đó 
nhấn phím Enter.
 Để xem đề bài một bài tập cụ thể, ta nháy chuột vào tên bài tập tương ứng 
với bài tập muốn xem. Lập tức website sẽ hiện ra thông tin của bài tập đã chọn 
(mã bài, tên bài, giới hạn thời gian, bộ nhớ, và đề bài). Ở đây ta có thể chọn 
một vài thao tác khác đối với bài tập đã chọn (bảng chấm bài, các lần nộp,).
+ Nộp bài:
 7 Giải pháp 3: Lập trình trực tuyến qua mạng nội bộ (LAN) hoặc Internet
+ Giới thiệu:
 Ngoài việc cho học sinh thực hành qua các website, giáo viên còn có thể 
cho học sinh làm bài qua mạng LAN hoặc Internet.
 Để thực hiện việc này, trước hết giáo viên sẽ viết chương trình nguồn 
chuẩn bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. Sau đó, sẽ tự tạo dữ liệu chấm tự động: 
Bao gồm các bộ test chứa tệp dữ liệu vào và tệp kết quả. Các bộ test này được 
giáo viên tạo ra tự động dựa trên chương trình nguồn đã có và sử dụng phần 
mềm sinh test tự động (của tác giả Nguyễn Tô Sơn).
 Sau đó, cài đặt phần mềm Themis web (của tác giả Lê Minh Hoàng) và 
các phần mềm cần thiết khác (XAMPP windows, SQL server,...).
 Cuối cùng, giáo viên sẽ sử dụng địa chỉ IP của máy chủ (làm bài qua 
mạng LAN) hoặc mở Port 80 trên Modem (làm bài qua mạng Internet) để cho 
học sinh đăng nhập.
 9 Các em có thể nộp bài ở bất kì thời điểm nào và sẽ có kết quả hiển thị 
ngay sau đó (có thể nộp bài nhiều lần).
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
 Sáng kiến này chủ yếu phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học 
lớp 8, lớp 9 tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Ngoài ra, một 
số phần có thể làm tư liệu tham khảo phục vụ cho đối tượng học sinh đại trà lớp 
8. Sáng kiến còn có thể là một tư liệu giúp cho các giáo viên bồi dưỡng đội 
tuyển học sinh giỏi môn tin học tham khảo.
 Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện sáng kiến cùng với thực tế giảng dạy, 
tôi thấy rằng: Việc tìm tòi thuật giải một bài Toán - Tin là yêu cầu rất quan 
trọng đối với bộ môn Tin học, đã có thuật giải rồi thì việc tìm thêm lời giải mới 
cho bài toán giúp cho giáo viên và học sinh có sự vận dụng linh hoạt hơn với các 
kiểu và dạng bài tập, làm cho học sinh hứng thú, tích cực học tập hơn. Vì vậy, 
đòi hỏi người giáo viên cũng như học sinh học môn tin học phải có kiến thức cơ 
bản, vững chắc và phải biết luôn tìm tòi và sáng tạo trong học tập 
 Qua thực tiễn dạy học, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi, việc cung cấp 
cho học sinh những phương pháp giải bài tập một cách tổng quát, đã giúp học 
sinh có tư duy khoa học, óc phán đoán cao. Với mỗi lần tự đánh giá chính mình 
(qua các lần thảo luận, thuyết trình) đã giúp học sinh rèn luyện năng lực bản 
thân, khả năng tự đánh giá chính mình. Từ đó, bước đầu tạo cho học sinh một 
phong cách làm việc nghiêm túc, khoa học và hiệu quả.
 Với việc ứng dụng sáng kiến vào trực tiếp giảng dạy và hiệu quả đạt 
được, tôi nhận thấy rằng cần không ngừng tự học, tự nâng cao trình độ chuyên 
môn, cập nhật thường xuyên các phần mềm đặc biệt là các ngôn ngữ lập trình 
mới. Và đặc biệt, cần tạo cho học sinh lòng yêu thích môn học, luôn có thái độ 
cầu tiến, chủ động tìm tòi những kiến thức mới thông qua sách báo và mạng 
Internet.
 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải 
pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
 + Mang lại lợi ích xã hội:
 Sáng kiến này đã được áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 
môn Tin học lớp 9 ở trường THCS. Kết quả là học sinh đã có sự chuyển biến rõ 
rệt về kĩ năng xử lý và làm bài. Ngoài ra, năng lực tư duy của các em khi gặp 
 11 - Giáo viên có kiến thức tốt về lập trình, từng bồi dưỡng đội tuyển học 
sinh giỏi các cấp. Có phương pháp giảng dạy khoa học, sáng tạo đặc biệt là kinh 
nghiệm được tích lũy trong cuộc sống và trong giảng dạy.
 - Học sinh đã được học ít nhất một ngôn ngữ lập trình, có kiến thức cơ 
bản về toán học, có tư duy nhanh, sáng tạo,
 đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ 
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu 
có):
 Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực
 TT chức/cá nhân áp dụng sáng kiến
 1 Đội tuyển Bình Xuyên – Vĩnh Phúc Lập trình/CNTT
 HSG môn Tin 
 học
 2 Giáo viên Tin Trường THCS Trưng Lập trình/CNTT
 học Vương (Mê Linh – Hà 
 Nội)
 3 Đội tuyển Tin Bình Xuyên – Vĩnh Phúc Lập trình/CNTT
 học trẻ
 Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công 
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, 
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn 
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
 Hương Canh, ngày 25 tháng 01 năm 2019
 NGƯỜI VIẾT ĐƠN
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Đức Chung
 13 - Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật 
đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
 - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp 
dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện 
để áp dụng, phổ biến;
 - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc 
phải thực hiện.
 (Trường hợp chưa đảm bảo tính mới, tính sáng tạo thì trả lời rõ chưa đạt, 
lý do)
 b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
 - Mang lại lợi ích xã hội (nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện 
điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người):
 Sáng kiến này đã được áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 
môn Tin học lớp 9 ở trường THCS. Kết quả là học sinh đã có sự chuyển biến rõ 
rệt về kĩ năng xử lý và làm bài. Ngoài ra, năng lực tư duy của các em khi gặp 
một bài toán mới cũng được phát huy một cách tối đa. Học sinh đã phát huy 
được tư duy nhạy bén vào các bài cụ thể. Tìm được các giải pháp hiệu quả để 
giải quyết bài toán, tránh được những lỗi khi chạy chương trình.
 Việc cho học sinh luyện tập online vào các tiết học đã nhận được sự ủng 
hộ tích cực của học sinh. Đa số các em đều thích thú với cách học này và có sự 
tiến bộ tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. Các em có thể làm bài, trao đổi ở 
nhà, ở trường mà không bị giới hạn về thời gian và không gian. Nhiều em học 
được thêm rất nhiều kiến thức mới từ cộng đồng các bạn và các anh chị chuyên 
Tin trên cả nước.
 Qua thời gian áp dụng những giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh đã có 
kĩ năng phân tích, tổng hợp 1 bài Toán - Tin. Các em đã biết chuyển đổi từ 1 bài 
toán phức tạp, khó hiểu thành những bài toán nhỏ hơn và dễ dàng thực hiện trên 
máy tính. Nhờ biết phân tích thuật toán, các em có thể kiểm tra tính đúng đắn 
của các chương trình. Học sinh hoạt động tích cực hơn, các thao tác trên máy 
thực hiện khá thuần thục. Các đối tượng học sinh hỗ trợ được cho nhau để cùng 
học, cùng tiến bộ.
 So sánh, đối chiếu với tỉ lệ phần trăm kết quả của học sinh trước và sau 
khi thực hiện sáng kiến, tôi nhân thấy rằng kết quả học tập cũng như kết quả các 
cuộc thi của học sinh sau khi được tiếp cận cao hơn so với khi chưa thực hiện 
sáng kiến.
 Cụ thể, kết quả học sinh giỏi môn Tin học năm học 2017 – 2018 được thể 
hiện dưới bảng sau:
 Kỳ thi HSG cấp Huyện Kỳ thi HSG cấp Tỉnh
 Kỳ thi Số Số 
 Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK
 lượng lượng
 15

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoc_sinh_gi.doc