Chuyên đề Rèn luyện kĩ năng biểu đồ địa lí cho học sinh Lớp 9

Trong việc học tập Địa lí 9 THCS có các loại biểu đồ:
Biểu đồ đường;
Biểu đồ cột;
Biểu đồ thanh ngang;
Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường;
Biểu đồ tròn;
Biểu đồ miền.
Các bước rèn kĩ năng chung từ biểu đồ
Rèn kĩ năng đọc biểu đồ:
Đọc tên biểu đồ để biết được nội dung của biểu đồ.
Đọc bảng chú giải để biết cách thể hiện nội dung của biểu đồ.
Căn cứ vào bảng chú giải và nội dung thể hiện của biểu đồ để hiểu từng nội dung của biểu đồ và mối quan hệ giữa các nội dung địa lí trên biểu đồ.
Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ :
Trước khi vẽ biểu đồ cần viết tên biểu đồ một cách chính xác.
Vẽ trục tọa độ: Trục dọc biểu thị đối tượng địa lí nào? Trục ngang biểu thị đối tượng địa lí nào?
Dựa vào trục dọc và trục ngang để biểu thị các đối tượng địa lí dưới dạng đường, cột, miền….theo yêu cầu của đề bài.
Vẽ biểu đồ xong cần chú ý chú giải cho biểu đồ.
Nhận xét:
Sự tăng (giảm) đối với biểu đồ đường.
Sự giảm (tăng) đối với biểu đồ cột, so sánh giữa các cột.
Biểu đồ tròn cần nhận xét độ lớn (nhỏ) của hình quạt, nếu biểu đồ nhiều hình tròn thì nhận xét tăng (giảm) của đối tượng địa lí.
Biểu đồ miền thì nhận xét theo hàng ngang, rồi đến hàng dọc.
Dựa vào kiến thức đã học để giải thích các yếu tố trên biểu đồ xem tại sao đối tượng này lớn hơn đối tượng kia….
Chuyên đề: Địa lí 9 - Năm học 2019 - 2020 Chuyên đề tháng 1 năm 2020 CHUYÊN ĐỀ CẤP TRƯỜNG Tên chuyên đề: “RÈN LUYỆN KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 9” Người thực hiện: Hoàng Thị Hiền Thời gian thực hiện: 15 / 1 / 2020 Lớp dạy thực nghiệm: 9A1 A. LÝ DO THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ I. Lý do chọn chuyên đề Môn Địa lí là một bộ môn khoa học tự nhiên – xã hội nghiên cứu về trái đất, thiên nhiên, con người ở các châu lục nói chung và thiên nhiên con người Việt Nam nói riêng. Đối với môn Địa lí 9 mục tiêu của bộ môn là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế, Sự phân hóa lãnh thổ; về tự nhiên, kinh tế - xã hội của nước ta và Địa lí tỉnh, thành phố nơi em đang sinh sống và học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp, nội dung chương trình để dạy bài kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập hệ thống hóa kiến thức từ đó giúp học sinh nắm kiến thức một cách hiệu quả tốt nhất. Đối với sách giáo khoa cũng như chương trình Địa lí 9 THCS đòi hỏi kĩ năng vẽ biểu đồ rất cao, đưa ra nhiều dạng biểu đồ mới và khó. Nhiều dạng biểu đồ học sinh còn trừu tượng như biểu đồ miền, đường, thanh ngang..... Vì vậy mỗi giáo viên phải tìm ra phương pháp vẽ các dạng biểu đồ một cách thích hợp dễ nhớ, dễ hiểu, đảm bảo tính chính xác, tính mĩ quan. Giáo viên hình thành cho học sinh những kĩ năng cơ bản cần thiết áp dụng cho việc học tập cũng như cuộc sống sau này. Trong khi dạy bài kiến thức mới, có nhiều loại biểu đồ mà học sinh phải dựa vào đó nhận xét, phân tích để tìm ra kiến thức mới sau đó đi đến một kết luận địa lí và ngược lại Trong các tiết thực hành, ôn tập, kiểm tra học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ thích hợp, tính cơ cấu......chuyển từ bảng số liệu thành biểu đồ từ đó học sinh nhận xét, kết luận các yếu tố địa lí được dễ dàng hơn thông qua các biểu đồ. Đối với học sinh lớp 9, kỹ năng vẽ biểu đồ chính xác, đảm bảo tính mĩ quan chỉ được thực hiện ở học sinh khá giỏi, còn học sinh trung bình và yếu kĩ năng còn hạn chế. Vì vậy với một số phương pháp vẽ biểu đồ này giúp học sinh yếu và trung bình có kĩ năng vẽ biểu đồ tốt hơn. Thông qua đó giúp học sinh lĩnh hội GV: Hoàng Thị Hiền- Trường THCS Tam Hồng 1 Chuyên đề: Địa lí 9 - Năm học 2019 - 2020 - Dựa vào trục dọc và trục ngang để biểu thị các đối tượng địa lí dưới dạng đường, cột, miền.theo yêu cầu của đề bài. - Vẽ biểu đồ xong cần chú ý chú giải cho biểu đồ. c. Nhận xét: - Sự tăng (giảm) đối với biểu đồ đường. - Sự giảm (tăng) đối với biểu đồ cột, so sánh giữa các cột. - Biểu đồ tròn cần nhận xét độ lớn (nhỏ) của hình quạt, nếu biểu đồ nhiều hình tròn thì nhận xét tăng (giảm) của đối tượng địa lí. - Biểu đồ miền thì nhận xét theo hàng ngang, rồi đến hàng dọc. - Dựa vào kiến thức đã học để giải thích các yếu tố trên biểu đồ xem tại sao đối tượng này lớn hơn đối tượng kia. 4. Các bước rèn kĩ năng cụ thể của từng biểu đồ a. Biểu đồ đồ thị (còn gọi là biểu đồ đường hay đường biểu diễn) * Cách vẽ biểu đồ: - Vẽ trục tọa độ: + Trục tung thể hiện đơn vị. + Trục hoành biểu thị thời gian (cần chính xác cao). + Đường biểu diễn là đường nối các tọa độ đã được xác định bởi trục thời gian và trục đơn vị (Chấm như xác định tọa độ điểm A, điểm B trong toán học nhưng không có chấm ngang từ trục đến điểm A hay điểm B như trong toán học). Chú ý : Chỉ nên chấm nhẹ (Không đậm, không to quá, và trên hoặc dưới các chấm ghi giá trị của từng năm tương ứng (ghi số)). - Ghi tên biểu đồ: dưới chân biểu đồ Nếu có hai đường biểu đồ trở lên, phải vẽ hai đường phân biệt (vẽ nhánh khác nhau) và có ghi chú theo đúng thứ tự đề bài giao cho. * Cách nhận xét, giải thích: - Trường hợp biểu đồ chỉ có một đường: + So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi : Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (Lấy số liệu năm cuối trừ đi số liệu năm đầu hay chia xem gấp bao nhiêu lần cũng được). + Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không liên tục (năm nào không liên tục). Nếu liên tục thì giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm. Nếu không liên tục thì năm nào không còn liên tục. - Trường hợp có hai đường trở lên: + Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng thứ tự trong bảng số liệu cho: Đường A trước, rồi đến đường B, rồi đường C và đường D. + Sau đó chúng ta tiến hành so sánh, tìm mối liên hệ giữa các đường biểu diễn. * Ví dụ : Ví dụ một: Loại biểu đồ đồ thị đơn Vẽ đồ thị biểu hiện sự tăng trưởng diện tích lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long (đơn vị : triệu ha). Năm 1990 1992 1993 1995 1996 2002 Diện 2,58 2,92 3,00 3,20 3,44 3,83 tích GV: Hoàng Thị Hiền- Trường THCS Tam Hồng 3 Chuyên đề: Địa lí 9 - Năm học 2019 - 2020 Bước 5. Hình vẽ và chữ viết phải đẹp và rõ ràng. Bước 6. Nhận xét, phân tích tốt, đảm bảo đủ ý, sát yêu cầu bài tập thực hành. Ví dụ 3 Căn cứ vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn thể hiện sản lượng thủy sản thời kì 1990 - 2002. Bảng 9.2. Sản lượng thủy sản (nghìn tấn) Chia ra Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 1990 890,6 728,5 162,1 1994 1465,0 1120,9 344,1 1998 1782,0 1357,0 425,0 2002 2647,4 1802,6 844,8 Vẽ biểu đồ: Nghìn tấn 2800 Chú giải: 2400 2000 2647,4 Tổng số 1600 1782,0 1802,6 Khai thác 1200 1465,0 1357.0 Nuôi trồng 800 890,6 1120,9 844,8 400 728,5 425,0 344,1 162,1 1990 1994 1998 2002 Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản thời kì 1990-2002 b. Biểu đồ cột - Cách vẽ biểu đồ: Cần lưu ý một số điểm như sau : + Đánh số đơn vị trên trục tung phải cách đều nhau và đầy đủ (Tránh ghi lung tung không cách đều). + Vẽ đúng trình tự bài cho không được tự ý sắp xếp từ thấp đến cao hay ngược lại. Trừ khi đề bài yêu cầu sắp xếp lại. + Không nên vạch chấm ----- hay vạch ngang từ trục tung vào đầu cột vì sẽ làm biểu đồ rườm rà, cột bị cắt thành nhiều khúc, không có tính thẩm mĩ. + Cột đầu tiên phải cách trục tung ít nhất là một đến hai dòng kẻ (Không vẽ dính như biểu đồ đồ thị). + Độ rộng (bề ngang) các cột phải đều nhau. + Nên ghi số lượng trên đầu mỗi cột để dễ so sánh và nhận xét. Số ghi phải rõ ràng ngay ngắn. - Cách nhận xét: Trường hợp cột đơn (Chỉ có một yếu tố): GV: Hoàng Thị Hiền- Trường THCS Tam Hồng 5 Chuyên đề: Địa lí 9 - Năm học 2019 - 2020 Năm 1995 2000 2002 Tiểu vùng Tây Bắc 320,5 541,1 696,2 Đông Bắc 6179,2 10657,7 14301,3 Hướng dẫn: * Cách vẽ - Bước 1: Vẽ hệ trục tọa độ: + Trục tung đơn vị ( tỉ đồng). + Trục hoành: (năm). - Bước 2:Tiến hành vẽ theo năm: năm 1995 sau đó đến năm 2000 – 2002. Dùng kí hiệu riêng để phân biệt hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. - Bước 3: Viết tên biểu đồ. - Bước 4 : Lập bảng chú giải. * Biểu đồ Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ ( 1995 – 2002) * Nhận xét - Giá trị sản xuất công nghiệp ở hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc đều liên tục tăng năm 2002. - Từ 1995 – 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vùng Đông Bắc và Tây Bắc đều liên tục tăng 2002. + Đông bắc tăng gấp 2,17 lần so với năm 1995. + Tây Bắc tăng gấp 2,3 lần so với năm 1995. - Giá trị sản xuất công nghiệp ở tiểu vùng Đông Bắc luôn cao hơn giá trị sản xuất công nghiệp ở Tây Bắc. + Năm 1995 gấp 19,3 lần. + Năm 2000 gấp 19,7 lần. + Năm 2002 gấp 20,5 lần. GV: Hoàng Thị Hiền- Trường THCS Tam Hồng 7 Chuyên đề: Địa lí 9 - Năm học 2019 - 2020 Ví dụ: Vẽ biểu đồ lực lượng lao động ở các vùng kinh tế nước ta năm 1996. (Đơn vị : Nghìn người) Vùng kinh tế Lực lượng lao động Miền núi và trung du phía Bắc 6,433 Đồng bằng sông Hồng 7,383 Bắc Trung Bộ 4,664 Duyên hải Nam Trung Bộ 3,805 Tây Nguyên 1,442 Đông Nam Bộ 4,391 Đồng bằng sông Cửu Long 7,748 * Biểu đồ Biểu đồ lực lượng lao động ở các vùng kinh tế nước ta năm 1996 * Nhận xét Cách nhận xét tương tự như biểu đồ cột. Biểu đồ thanh ngang là dạng biểu đồ mà SGK Địa lí 9 mới đề cập đến. Biểu đồ này dễ vẽ và dễ hiểu. Trong các bảng số liệu về các tiêu chí phát triển dân cư - xã hội của 7 vùng kinh tế, giáo viên có thể chuyển từ bảng số liệu ra biểu đồ thanh ngang để học sinh dễ nhận xét, so sánh và rút ra kết luận về chỉ tiêu phát triển dân cư - xã hội của các vùng kinh tế. Biểu đồ thanh ngang cần thiết cho môn Địa lí 9 nói riêng và môn Địa lí nói chung. d. Biểu đồ kết hợp (Cột và đường) * Cách vẽ - Biểu đồ có hai trục đơn vị. - Ta có thể chọn một trong hai cách vẽ : một vẽ biểu đồ cột và một vẽ biểu đồ đồ thị nhưng chia tỉ lệ sao cho để hạn chế sự dính nhau giữa cột và đường. Tốt nhất nên vẽ đường cao hơn cột. - Tọa độ đường nằm giữa cột vì thế vẽ cột trước xong mới vẽ đường. * Cách nhận xét : Các bước nhận xét giống như biểu đồ cột và đồ thị. GV: Hoàng Thị Hiền- Trường THCS Tam Hồng 9 Chuyên đề: Địa lí 9 - Năm học 2019 - 2020 * Kết luận Mặc dù tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh. e. Biểu đồ hình tròn * Cách vẽ biểu đồ tròn - Chọn trục gốc: Để thống nhất và dễ so sánh ta chọn trục gốc là đường thẳng nối từ tâm vòng tròn đến điểm số mười hai trên mặt đồng hồ. - Vẽ theo trình tự đề bài cho và vẽ theo chiều kim đồng hồ, mỗi phần trăm tương ứng với 3 % . - Ghi chú, kí hiệu: Nên dùng các đường thẳng, nghiêng, đan, đậm, nhạt, để trắng. - Số ghi: Ghi ở giữa mỗi phần (bên trong biểu đồ), số ghi phải ngay ngắn, rõ ràng, không nghiêng ngả, phải ghi số phần trăm, không ghi số độ hay số thực. Nếu phần ghi số nhỏ không thể ghi bên trong được thì ghi ngay ở bên ngoài. - Tên biểu đồ: ghi phía dưới biểu đồ - Ghi chú: Dưới biểu đồ và ghi đúng trình tự như đề bài cho. Lưu ý : - Nếu đề bài không cho số liệu phần trăm ta phải tính phần trăm - Nếu bảng số liệu có cho số phần trăm nhưng tổng số phần trăm không đủ 100 % hoặc có vẽ quá nhỏ thì tùy trường hợp mà vẽ cột hay tròn. * Nhận xét - Khi chỉ có một vòng tròn: Ta nhận xét về thứ tự lớn, nhỏ, sau đó so sánh. - Khi có từ hai vòng tròn trở lên: + Trước tiên cần nhận xét tăng hay giảm trước. Nếu có ba vòng tròn trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng giảm bao nhiêu? + Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, bacủa các yếu tố trong từng năm. Nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (Không nên nhắc lại hai, ba lần). + Cuối cùng cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố. Ví dụ Ví dụ 1. Biểu đồ một hình tròn Vẽ biểu đồ tròn dựa vào bảng số liệu dưới đây: Bảng 6.1. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002 Các thành phần kinh tế Tỷ lệ % Kinh tế Nhà nước 38,4 Kinh tế tập thể 8,0 Kinh tế tư nhân 8,3 Kinh tế cá thể 31,6 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,7 Tổng cộng : 100 Nhận xét về thành phần kinh tế? Hướng dẫn GV: Hoàng Thị Hiền- Trường THCS Tam Hồng 11
Tài liệu đính kèm:
chuyen_de_ren_luyen_ki_nang_bieu_do_dia_li_cho_hoc_sinh_lop.docx
chuyen_de_mon_dia_li_9_54202021.pdf