Chuyên đề Rèn kỹ năng đọc atlat địa lí Việt Nam trong trường THCS

Các nhà phương pháp học nổi tiếng khi nghiên cứu về những phương pháp dạy học tích cực đều có chung nhận định, phương pháp trực quan tích cực hơn phương pháp thuyết giảng truyền thống. Trong giảng dạy Địa Lí có thể sử dụng rất nhiều những thiết bị dạy học trực quan nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Thiết bị dạy học có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, các giáo viên đã rất chú trọng đến việc sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lí, bao gồm : bản đồ treo tường, mô hình, lược đồ, các tranh ảnh, bảng biểu, số liệu thống kê trong sách giáo khoa và trong Atlat …
Atlat cũng được coi như “ Cuốn sách giáo khoa thứ hai” của địa lí và nó cũng là một trong những phương tiện trực quan để học sinh khai thác tri thức. Budanôp, nhà địa lí Nga nói “ Trong giảng dạy địa lí trước hết phải dùng bản đồ. Vì bản đồ giống như khung cốt mà tất cả các tri thức địa lí đều được dựa vào đấy. Đưa các tri thức địa lí vào đó sẽ nhớ được dễ dàng, đồng thời việc dùng bản đồ địa lí có thể dẫn đến sự liên hệ có hệ thống”.
Trong giảng dạy học Địa lí, việc khai thác sử dụng kênh hình là phương pháp giảng dạy mới và nó có chức năng vừa là phương tiện trực quan vừa là nguồn tri thức quan trọng đối với học sinh. Những năm gần đây do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã cung cấp cho ngành Giáo dục nhiều phương tiện tiên tiến khoa học như : Máy vi tính, máy chiếu đa năng, băng - đĩa hình, mô hình…giúp cho việc giảng dạy nâng cao hiệu quả. Việc sử dụng Atlat để dạy kênh hình là vấn đề tuy không mới lạ nhưng cũng không ít khó khăn, song lại rất hấp dẫn học sinh và đem lại hiệu quả cao. Giúp cho học sinh chủ động tiếp thu những kiến thức theo nội dung bài học, ít phải ghi nhớ máy móc mà hiệu quả cao.
Hiện tại còn một số giáo viên chưa chú trọng sử dụng Atlat trong việc giảng dạy Địa lí, không hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên chưa nắm được vai trò của Atlat trong việc giảng dạy môn Địa lí, nên hiệu quả thấp.
Đối với học sinh lớp 9 việc sử dụng Atlat để học tập là việc làm rất quan trọng và cần thiết, tạo thói quen làm việc độc lập, sáng tạo cho các em. Đồng thời làm giảm tâm lí phải học thuộc lòng, giúp các em học tập và làm bài kiểm tra có hiệu quả hơn, đặc biệt trong những kì thi học sinh giỏi các cấp.
SỞ GD& ĐT TỈNH VĨNH PHÚC PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ PHÚC YÊN CHUYÊN ĐỀ RÈN KỸ NĂNG ĐỌC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG TRƯỜNG THCS Tác giả: Nguyễn Thị Liên Giáo viên: Trường THCS Lê Hồng Phong- Phúc Yên Năm học: 2011-2012 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lí thuyết. Các nhà phương pháp học nổi tiếng khi nghiên cứu về những phương pháp dạy học tích cực đều có chung nhận định, phương pháp trực quan tích cực hơn phương pháp thuyết giảng truyền thống. Trong giảng dạy Địa Lí có thể sử dụng rất nhiều những thiết bị dạy học trực quan nhằm nâng cao hiệu quả bài học. Thiết bị dạy học có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, các giáo viên đã rất chú trọng đến việc sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lí, bao gồm : bản đồ treo tường, mô hình, lược đồ, các tranh ảnh, bảng biểu, số liệu thống kê trong sách giáo khoa và trong Atlat Atlat cũng được coi như “ Cuốn sách giáo khoa thứ hai” của địa lí và nó cũng là một trong những phương tiện trực quan để học sinh khai thác tri thức. Budanôp, nhà địa lí Nga nói “ Trong giảng dạy địa lí trước hết phải dùng bản đồ. Vì bản đồ giống như khung cốt mà tất cả các tri thức địa lí đều được dựa vào đấy. Đưa các tri thức địa lí vào đó sẽ nhớ được dễ dàng, đồng thời việc dùng bản đồ địa lí có thể dẫn đến sự liên hệ có hệ thống”. Trong giảng dạy học Địa lí, việc khai thác sử dụng kênh hình là phương pháp giảng dạy mới và nó có chức năng vừa là phương tiện trực quan vừa là nguồn tri thức quan trọng đối với học sinh. Những năm gần đây do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã cung cấp cho ngành Giáo dục nhiều phương tiện tiên tiến khoa học như : Máy vi tính, máy chiếu đa năng, băng - đĩa hình, mô hìnhgiúp cho việc giảng dạy nâng cao hiệu quả. Việc sử dụng Atlat để dạy kênh hình là vấn đề tuy không mới lạ nhưng cũng không ít khó khăn, song lại rất hấp dẫn học sinh và đem lại hiệu quả cao. Giúp cho học sinh chủ động tiếp thu những kiến thức theo nội dung bài học, ít phải ghi nhớ máy móc mà hiệu quả cao. Hiện tại còn một số giáo viên chưa chú trọng sử dụng Atlat trong việc giảng dạy Địa lí, không hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên chưa nắm được vai trò của Atlat trong việc giảng dạy môn Địa lí, nên hiệu quả thấp. Đối với học sinh lớp 9 việc sử dụng Atlat để học tập là việc làm rất quan trọng và cần thiết, tạo thói quen làm việc độc lập, sáng tạo cho các em. Đồng thời làm giảm tâm lí phải học thuộc lòng, giúp các em học tập và làm bài kiểm tra có hiệu quả hơn, đặc biệt trong những kì thi học sinh giỏi các cấp. 2. Cơ sở thực tế. Trong nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THCS và nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, tôi nhận thấy việc rèn kỹ năng đọc Atlat Địa lí để có thêm kiến thức mới và vận dụng kiến thức đã học vào bài làm là vấn đề khó nhưng lại có nhiều tác dụng trong việc rèn trí tuệ cho học sinh. Về kiến thức lý thuyết cũng như vận dụng đọc Atlat được tiềm ẩn trong từng bài học. Giáo viên hiểu vấn 3 B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I . KHÁI QUÁT. Quan niệm về sử dụng thiết bị dạy học theo tinh thần dạy học tích cực.Trong các bộ môn khoa học đang dạy ở nhà trường môn nào cũng có một vai trò nhất định, giúp học sinh nâng cao nhận thức về tự nhiên và xã hội. Môn Địa lí giữ một vị trí hết sức quan trọng, nó mở mang cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên trên Trái Đất và cả ngoài Vũ trụ, hoạt động văn hoá, xã hội kinh tế của con người. Giúp các em đi sâu nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khám phá cấu trúc của Trái Đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, xã hội để phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Riêng ở trường THCS, mỗi môn học đều yêu cầu những đặc điểm riêng, cần các phương pháp giảng dạy thích hợp. Môn Địa lí đã xác định phương pháp đặc trưng là sử dụng kênh hình và kênh chữ trong việc dạy và học. Song việc giảng dạy kênh chữ đã quen thuộc trong nhà trường, nhưng kênh hình mới được chú trọng trong những năm đổi mới phương pháp dạy học, nên việc vận dụng nó còn nhiều khó khăn bỡ ngỡ. Nhất là đối với học sinh lớp 9, việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để đọc và phân tích các dữ liệu, rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các trang bản đồ trong Atlat là rất cần thiết, giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu nhanh, dễ hiểu. Đồng thời tránh được phương pháp diễn giải dài dòng, từng bước gây hứng thú và ham mê học tập môn Địa lí cho học sinh. II- NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ: PHẦN 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9. 1. Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2009 có thể khái quát như sau: a/ Bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật và động vật, các miền tự nhiên, dân số. b/ Bản đồ dùng cho các ngành kinh tế : Nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, công nghiệp, giao thông, thương mại, du lịch. c/ Bản đồ dùng cho các vùng kinh tế: - Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Vùng Đồng bằng sông Hồng - Vùng Bắc Trung Bộ. - Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 5 1. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ của Atlat để rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội. Muốn tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu các ngôn ngữ của nó là việc hết sức quan trọng. Trong Atlat ngôn ngữ được dùng là những quy định thống nhất, chính xác về màu sắc, ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ... Ngay từ trang đầu tiên của Atlat, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục chú giải để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ và từ đó phân tích chính xác hơn. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào phải đọc : - Tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung của bản đồ. - Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó. - Sau đó sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ, biểu đồ trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự nhiên và kinh tế - xã hội theo từng nội dung của bài học. 2. Khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí về dân cư. Ví dụ: a- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ trang 16 học sinh rút ra nhận xét : + Phân bố các dân tộc nước ta không đều: Các nhóm dân tộc ít người chỉ có trên 13% dân số nhưng phân bố rất rộng trên khắp các vùng trong cả nước. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, nhất là ở đô thị. + Hiểu được ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ của các dân tộc. b- Phân tích các bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat (dạy bài 3 SGK) rút ra kết luận về đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta: + Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số: Nước ta có mật độ dân số cao nhưng phân bố không đều (tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt mật độ dân số ở các thành thị rất cao, thưa thớt ở miền núi nhất là vùng Tây nguyên). + Phân tích biểu đồ phát triển dân số nước ta qua các năm, từ đó học sinh nhận thức được: Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ đầu thế kỷ XX đến nay (Năm 1960 có khoảng 30,17 triệu người. Năm 1989 có 64,41 triệu người. Năm 1999 có 76,3 triệu người. Năm 2003 có khoảng 80,9 triệu người, năm 2007 có khoảng 85,97 triệu người). + Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra kết luận: Dân số nước ta có kết cấu dân số trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta. So sánh được giới tính giữa nam và nữ tương đối cân bằng. 7 - Ngành chăn nuôi : Dựa vào kỹ năng sử dụng Atlat như trên, học sinh sử dụng biểu đồ trang 19 của Atlat để trình bày giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm tăng trưởng mạnh qua các năm 2000, 2005,2007. Ví dụ 2: Dùng Atlat Địa lí Việt Nam để học sinh tìm hiểu sự phân bố lâm nghiệp ( các loại rừng) và thuỷ sản của nước ta Để trình bày được nội dung trên ta hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các trang bản đồ, biểu đồ trang 20 của Atlat. Cụ thể là: +Tổng diện tích rừng nước ta qua các năm 2000,2005, 2007 và giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh năm 2007. + Sự phát triển của ngành thuỷ sản: + Về sản lượng thuỷ sản của cả nước qua các năm 2000, 2005, 2007. Ví dụ 3: Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta . + Atlát trang 8: Giúp cho học sinh tìm hiểu về tài nguyên khoáng sản của nước ta để phát triển công nghiệp. + Khi giảng dạy nội dung về ngành công nghịêp ta phải hướng dẫn cho học sinh biết sử dụng bản đồ công nghiệp chung trang 21 Atlat, cách thực hiện như sau: - Học sinh đọc kỹ, hiểu về ngành công nghiệp, các trung tâm công nghiệp trong phần chú thích. - Khai thác kiến thức trên lược đồ, biểu đồ thấy rõ đặc điểm phân hoá công nghiệp nước ta như thế nào? + Qua phần hướng dẫn kỹ năng sử dụng Atlat, học sinh nhanh chóng nhận thức được: - Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta tăng liên tục từ 336,1 nghìn tỉ đồng (2000) lên 1469,3 nghìn tỉ đồng (2007) - Công nghiệp nước ta phân bố không đều trên khắp lãnh thổ mà tập trung theo từng khu vực, từng vùng như Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. - Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế. - Cơ cấu các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp, những trung tâm công nghiệp lớn là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. + Phân tích bản đồ trang 22 học sinh có thể nhận biết được một số ngành công nghiệp trọng điểm như : Công nghiệp năng lượng, công nghiệp cơ khí luyện kim, điện tử - tin học, hoá chất, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm Ví dụ 4: Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình hoạt động các ngành dịch vụ nước ta: + Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 23, 24, 25 học sinh nhận thức được sự phân bố và phát triển của các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân: 9
Tài liệu đính kèm:
chuyen_de_ren_ky_nang_doc_atlat_dia_li_viet_nam_trong_truong.docx
ren_ky_nang_doc_atlat_dia_ly_viet_nam_15201910.pdf