Chuyên đề Phương pháp dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Địa lý (phần dân cư)

Chuyên đề Phương pháp dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Địa lý (phần dân cư)

Thuận lợi và khó khăn

a . Thuận lợi

Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, giúp đỡ đến việc dạy và học của thầy và trò.

Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có lòng yêu nghề mến trẻ, đoàn kết 1 lòng vì mục tiêu chung.

Đa số học sinh trong trường chịu khó học tập và làm bài tập ở nhà nên ngay từ đầu năm học 100% học sinh có sách giáo khoa, tập bản đồ và các thiết bị học tập khác.

Qua khảo sát chất lượng đầu năm thấy các em đã có một số kỹ năng học vàlàm bài.

Nhà trường đã có kế hoạch ngay từ đầu năm học là “ Phụ đạo học sinh yếu kém”

Khó khăn

Do nhiều đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học tuy đã được bổ xung nhưng vẫn chưa được đầy đủ.

Đa số các em HS đều là con em gia đình nhà nông kinh tế còn nhiều khó khăn nên điều kiện phục vụ cho các em học tập còn nhiều hạn chế, nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con emmình.

Đa số học sinh yếu kém bị thiếu hụt kiến thức từ những lớp dưới, một số học sinh còn chưa nắm được kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết để học môn Địa lý

Một số gia đình học sinh còn ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, thời gian lao động ở nhà của các em quá nhiều nên không có thời gian học tập.

Hầu hết học sinh vào diện yếu kém chưa chịu khó học tập (Nhiều nhất là những học sinh nam)

Bản thân những học sinh yếu kém lại có những mặc cảm với bạn bè nên ngại tham gia lớp bồi dưỡng này.

docx 11 trang Mai Loan 25/06/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phương pháp dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Địa lý (phần dân cư)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phương pháp dạy phụ đạo học sinh yếu kém 
 môn Địa lý( phần Dân Cư)
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ .
 Nâng cao chất lượng dạy học là một chủ trương của ngành GD&ĐT, là 
yêu cầu khách quan của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì đẩy mạnh 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt bắt đầu từ năm học 2006-2007 toàn 
ngành giáo dục thực hiện chỉ thị 33/2006 của bộ GD&ĐT về“Chống tiêu cực 
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và năm2007-2008 về “Chống 
học sinh ngồi nhầm lớp”. Đặc biệt chủ đề của năm học 2008-2009 là “Xây dựng 
trường học thân thiện-Học sinh tích cực”. Vì vậy mà nâng cao chất lượng dạy 
học không chỉ là nâng cao chất lượng tỉ lệ học sinh khá giỏi mà phải giảm tối đa 
tỉ lệ học sinh yếu kém, giúp các em học sinh yếu kém, những học sinh có hoàn 
cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, có điều kiện tiếp tục học lên ở các lớp 
trên đối với trường THCS nói chung và môn Địa lí nói riêng là rất quan trọng. 
Để trao đổi những kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác giảng dạy, phụ đạo, hỗ 
trợ đối với học sinh yếu kém ở trường THCSTam Hồng, bản thân tôi là một giáo 
viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lí ở trường xin đưa ra một số kinh nghiệm của 
tôi về phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém để có thể nâng cao chất lượng dạy 
học và có khả năng sánh vai với các trường bạn trong huyện. Với những lí do 
trên nên tôi chọn đề tài “Phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Địa lí” ở 
trường THCS Tam Hồng
 B. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1. Mục đích:
 - Nhằm củng cố, bổ sung, hệ thống kiến thức bị “hỏng ”cho một số học 
sinh có nhận thức chậm và lực học
 - Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém ở 
các bộ môn,ở các khối lớp.
 2. Yêu cầu:
 - Giáo viên được phân công phụ đạo học sinh Yếu, Kém cần xây dựng bài 
soạn đầy đủ với kiến thức cơ bản, cần thiết theo nhu cầu của học sinh. Các chủ 
đề phụ đạo cần thống nhất theo bộ môn, đảm bảo yêu cầu và phù hợp với nhận 
thức của học sinh.
 - Các giáo viên trong quá trình phụ đạo cần đảm bảo tính hệ thống, chú 
trọng phát triển tư duy và kỹ năng
 học tập, phương pháp nhận thức của môn học.
 - Phụ đạo bình thường thực hiện song song vừa bổ xung kiến thức cơ sở 
dùng để phục vụ ngay bài học của chương trình.
 1
 Trường THCS Tam Hồng! C. NỘI DUNG
 CHUYÊN ĐỀ : ĐỊA LÍ DÂN CƯ.
 I. Đặc điểm dân số Việt Nam.
 a. Số dân.
 - Việt Nam là một quốc gia đông dân.
 Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người. Về diện tích, lãnh thổ nước 
ta đứng thứ 58
 trên thế giới, còn về dân số nước ta đứng thứ 14 trên thế giới. 
 Năm 2007 dân số nước ta là 85,1 triệu người.
 b. Gia tăng dân số.
 - Dân số nước ta từ năm 1954 đến nay tăng nhanh và tăng liên tục. Thời 
gian tăng dân số
 gấp đôi liên tục được rút ngắn từ 39 năm ( 1921 – 1960) xuống còn 25 
năm ( 1960 -1985).
 - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhưng có xu hướng giảm dẫn đến 
năm 2003 chỉ còn
 1,43 %. Tuy tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng 
nhanh do:
 + Cơ cấu dân số của Việt Nam trẻ, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao, mỗi 
năm có khoảng 45
 đến 50 vạn phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ.
 - Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 của 
thế kỉ XX hiện
 nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối 
thấp. Điều đó
 khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số kế hoạch hoá gia 
đình ở nước ta.
 Tuy vậy mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.
 - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng. Ở 
thành thị và các
 khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số là 1,12 % thấp hơn 
nhiều so với khu vực
 nông thôn và miền núi 1,52 % cả nước là 1.43 %. Vùng đồng bằng sông 
Hồng có tỉ lệ gia
 tăng tự nhiên thấp nhất 1.11 %, Tây Bắc cao nhất 2,19 % ( 1999).
 * Hậu quả của việc dân số đông và tăng nhanh.
 1. Tích cực:
 3
 Trường THCS Tam Hồng! Nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động từ 0- 14 tuổi là: 33.5 % giảm so với 
những năm trước.
 Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động từ 15- 59 tuổi là: 58,4%. Nhóm tuổi 
trên độ tuổi lao động từ 60 tuổi trở lên là: 8,1%. Hai nhóm tuổi trên đều tăng so 
với những năm trước.
 - Dân số từ 0 – 14 tuổi chiếm tỉ lệ cao đặt ra những vấn đề cấp bách về 
văn hoá, y tế, giáo
 dục, giải quyết việc làm cho số công dân tương lai này.
 - Cơ cấu giới tính của dân số.
 + Ở nước ta tỉ số giới tính ( số nam so với 100 nữ) của dân số đang thay 
đổi. Tác động của
 chiến tranh kéo dài làm cho cấu giới tính mất cân đối ( Năm 1979 là 94,2) 
vì nam thường đi
 chiến trận nhiều hơn, lao động nặng nhọc, nguy hiểm hơn và thường sử 
dụng các chất kích
 thích như thuốc lá, rượu, Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính 
tiến tới cân bằng
 hơn ( Năm 1999 là 96,9).
 +Tỉ số giới tính ở một số địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện 
tượng chuyển cư .
 Tỉ số này thường thấp ở những nơi có các luồng xuất cư và cao ở các nơi 
có những luồng
 nhập cư. Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi 
liên tục nhiều năm
 có các luồng xuất cư di dân nông nghiệp tới các địa phương Trung du và 
miền núi Bắc Bộ,
 Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Một số tỉnh thuộc Tây Nguyên và các tỉnh 
Quảng Ninh, Bình
 Phước do có tỉ lệ nhập cư cao nên tỉ số giới tính cao rõ rệt.
 Bài tập về nhà và thực hành.
 1. Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay 
đổi cơ cấu dân số
 của nước ta.
 2. Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
 Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979-1999 ( %0.) 
 Năm
 Tỉ suất 
 1979 1999
 Tỉ suất sinh 32,5 19,9
 5
 Trường THCS Tam Hồng! - Phía Bắc có lịch sử định cư lâu đời hơn nên MĐDS cao hơn phía Nam.
 - Thí dụ: ĐBSH có MĐDS là 1179 người / km , ĐBSCL là 420 người / 
km ( 2002).
 +. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều trong phạm vi nhỏ.
 - Trong cùng 1 khu vực ở ĐBSH dân cư tập trung đông nhất ở Hà Nội, 
thưa ở rìa phía Bắc và Tây Nam.
 - ĐBSCL tập trung đông ở ven sông Tiền và sông Hậu thưa ở đồng Tháp 
Mười và tứ giác Long Xuyên.
 2. Phân tích hậu quả của việc phân bố dân cư không đều.
 a. Tích cực.
 Đồng bằng và các thành phố lớn dân cư tập trung đông, lao động dồi dào, 
thị trường tiêu
 thụ rộng lớn thuận lợi việc hình thành các trung tâm công nghiệp và 
dịch vụ.
 b. Tiêu cực.
 + Dân cư nước ta phân bố không đồng đều gây khó khăn cho sử dụng hợp 
lí nguồn lao động và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên trong nước cũng như 
mỗi vùng kinh tế.
 -Ở đồng bằng đất chật người đông thừa lao động tỉ lệ thất nghiệp thiếu 
việc làm tăng dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác 
cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, bình quân lương thực và GDP/người thấp.
 - Ngược lại ở trung du miền núi dân cư thưa, đất rộng, tài nguyên thiên 
nhiên phong phú nhưng lại thiếu lao động để khai thác nhất là lao động có kĩ 
thuật TNTN bị lãng phí trong khi đời sống của đồng bào miền núi còn gặp nhiều 
khó khăn cần được nâng cao.
 + Mặt khác quá trình đô thị hoá không đi đôi với quá trình công nghiệp 
hoá nên tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao. Ở nông thôn lao động dư thừa ra thành 
phố tìm việc làm tạo nên sức ép về vấn đề nhà ở, việc làm, môi trường đô thị
 3. Biện pháp khắc phục.
 + Phân bố lại dân cư thực hiện chương trình di dân xây dựng vùng kinh 
tế mới.
 + Có chính sách ưu đãi với lao động kĩ thuật lên canh tác ở trung du 
miền núi.
 + Phân công lại lao động theo ngành và theo lãnh thổ.
 -Ở nông thôn: Xây dựng các cơ sở chế biến tiểu thủ công nghiệp chuyển 
đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hoá các loại hình nông nghiệp chuyển 
sang nền nông nghiệp hàng hoá.
 -Ở thành thị phát triển các trung tâm công nghiệp và dịch vụ.
 III. Quá trình đô thị hoá.
 7
 Trường THCS Tam Hồng! + Số lao động nước ta qua đào tạo chỉ chiếm 21,2 % trong đó có 16,6 % 
có trình độ côngnhân kĩ thuật và trung học chuyên nghiệp, số còn lại là cao đẳng 
đại học , trên đại học. Số chưa qua đào tạo chiếm 78,8 %.
 + Lực lượng lao động nước ta dồi dào tăng nhanh , mỗi năm bình quân 
nước ta tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
 * Ưu điểm của nguồn lao động nước ta.
 - Lao động Việt Nam có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm
– ngư nghiệp , có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật , năng động, linh hoạt với 
cơ chế thị trường.
 - Lao động đông, dồi dào, giá rẻ, thị trường rộng thu hút vốn đầu tư nước
ngoài.
 - Lực lượng lao động tập trung đông ở ĐBSH, ĐNB, và các thành phố lớn
thuận lợi cho hình thành các trung tâm công nghiệp, dịch vụ thuận lợi cho các 
ngành công ngh iệp đòi hỏi kĩ thuật cao phát triển.
 * Tồn tại của nguồn lao động.
 - Lao động nước ta hạn chế vể thể lực và trình độ chuyên môn gây khó 
khăn cho việc sử dụng lao động
 - Lao động phân bố chưa hợp lí dẫn đến đồng bằng và thành phố lớn thừa 
lao động gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm nhưng trung du, miền núi 
nhiều tài nguyên lại thiếu lao động khai thác.
 2. Sử dụng lao động.
 - Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế xã hội của đất nước số lao động 
có việc làm ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1991-2003 số lao động hoạt động 
trong ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người. Cơ cấu sử 
dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực nhưng 
còn chậm. Năm 2003 lao động hoạt động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp 
vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất 59,6 % giảm 11,9 % so với năm 1989; khu vực công 
nghiệp – xây dựng là 16,4 % tăng 5,2 % so với năm 1989 và chiếm tỉ lệ thấp 
nhất; khu vực dịch vụ là 24% tăng 3,7 % so với năm 1989.
 - Việc sử dụng lao động theo các thành phân kinh tế cũng có những biến 
chuyển. Phần lớn lao động nước ta làm trong khu vực ngoài quốc doanh 90,4 %; 
khu vực nhà nước chỉ chiếm 9,6 %.
 3. Vấn đề việc làm.
 .- Nguồn lao động dồi dào tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế chưa 
phát triển đã tạo nên sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện 
nay.
 - Do đặc điểm của mùa vụ sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành 
nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tỉ lệ thời gian thiếu việc làm là nét đặc trưng
 9
 Trường THCS Tam Hồng!

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_phuong_phap_day_phu_dao_hoc_sinh_yeu_kem_mon_dia_l.docx
  • pdfchuyen_de_phu_daohocsinhyeu-kemmondiali_85202014.pdf