Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí THCS

Biểu đồ có vai trò vô cùng to lớn trong việc học tập và nghiên cứu môn địa lí nói chung và môn địa lí kinh tế - xã hội nói riêng.
- Việc hướng dẫn cho học sinh có các kĩ năng với biểu đồ theo hướng khai thác nguồn tri thức địa lí có tác dụng hình thành các khái niệm địa lí.
- Về khía cạnh phương diện trực quan truyền thống các biểu đồ bao giờ cũng có ý nghĩa trong việc thành lập các kĩ năng, kĩ xảo, nắm vững các đặc điểm của từng loại biểu đồ, biết cách khai thác nguồn tri thức địa lí trong quá trình học tập và nghiên cứu.
- Thường xuyên làm việc với biểu đồ, có tác dụng củng cố, giúp học sinh khắc sâu kiến thức rèn luyện thói quen chính xác, khoa học, thẩm mĩ.
- Những kiến thức, kĩ năng sử dụng biểu đồ không chỉ có tác dụng trong việc lĩnh hội các tri thức địa lí mà còn có tác dụng phát huy rộng rãi trong hoạt động kinh tế, quản lí xã hội và trong đời sống.
- Trong thời đại tin học được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống thì việc rèn luyện cho học sinh nắm vững kĩ năng làm việc với biểu đồ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Trong giới hạn của vấn đề tôi chỉ xin đề cập tới một số vai trò và tác dụng của biểu đồ để học sinh lựa chọn vẽ biểu đồ hợp lí nhất với yêu cầu của đề bài đưa ra .
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Phần I: Đối tượng học sinh bồi dưỡng, số tiết dự kiến bồi dưỡng -Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Học sinh lớp 9 -Số tiết bồi dưỡng: Kết hợp với hướng dẫn vẽ và nhận xét biểu đồ khoảng 13 tiết ( Chỉ tính riêng phần kĩ năng nhận dạng, vẽ và nhận xét biểu đồ ) Phần II: Hệ thống kiến thức sử dụng chuyên đề. - Nắm được khái niệm biểu đồ. - Nắm được vai trò của biểu đồ trong cấu trúc chương trình môn Địa lí. - HS nắm được các lọai biểu đồ, hình dạng đặc trưng và ưu thế trong cách thể hiện biểu đồ. - Lựa chọn các biểu đồ phù hợp theo yêu cầu của bài ra. - Biết cách thể hiện biểu đồ đã lựa chọn. I. Khái niệm biểu đồ: -Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng ( như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm...) mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng ( như so sánh sản lượng lương thực giữa các vùng ...) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể ( ví dụ như cơ cấu ngành của nền kinh tế) -Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại được dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau.Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là đọc kĩ đề bài để tìm hiểu mục đích định thể hiện trên biểu đồ ( thể hiện động thái phát triển ,so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu ). Sau đó căn cứ vào mục đích đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất . II. Vai trò, tác dụng của biểu đồ: Biểu đồ có vai trò vô cùng to lớn trong việc học tập và nghiên cứu môn địa lí nói chung và môn địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. - Việc hướng dẫn cho học sinh có các kĩ năng với biểu đồ theo hướng khai thác nguồn tri thức địa lí có tác dụng hình thành các khái niệm địa lí. 1 + Biểu đồ miền + Biểu đồ hình vuông Mỗi loại bài tập có thể được chia ra các dạng nhỏ hơn, trong đó có các biểu đồ phức tạp. Biểu đồ là loại bài tập rất phổ biến và đa dạng. Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn để học sinh thấy được cùng một bảng số liệu có thể vẽ được nhiều biểu đồ khác nhau. IV : Tính ưu thế thể hiện của các dạng biểu đồ : 1. Biểu đồ hình cột ( hoặc thanh ngang ) -Biểu đồ hình cột ( hoặc thanh ngang ) có thể được sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể .Tuy nhiên, loại biểu đồ này thường được dùng để thể hiện sự khác biệt, sự thay đổi về qui mô số lượng của một hoặc nhiều đối tượng. Thí dụ : Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích của một số tỉnh (vùng, nước ). Hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (điện, than, lúa ) của một địa phương qua một số năm * Biểu đồ cột có nhiều loại: - Biểu đồ cột đơn: + Biểu đồ cột đơn,mỗi cột dùng để thể hiện sự khác biệt về qui mô số lượng của một đại lượng nào đó ( Ví dụ : dân số mỗi năm, diện tích gieo trồng lúa của từng năm hay của từng vùng ...) các biểu đồ cột đơn thể hiện các đại lượng khác nhau có thể đặt cạnh nhau Ví dụ : diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm. Khi đó ta có biểu đồ đơn gộp nhóm . - Biểu đồ cột chồng cũng có hai cách chồng : + Chồng nối tiếp: ví dụ : sản lượng thủy sản khai thác chồng tiếp sản lượng thủy sản nuôi trồng ; số dân thành thị chồng tiếp số dân nông thôn. Như vậy ,cột có chiều cao phản ánh tổng sản lượng thủy sản, tổng dân số năm đó. 3 trọng khi lựa chọn thang của từng trục đứng . + Dùng cùng một trục Y. Tuy nhiên ,khi đó phải chuyển về đại lượng tương đối ,tùy theo đặc điểm của chuỗi số liệu và nhất là yêu cầu phân tích số liệu . Chẳng hạn, lấy năm gốc bằng 100% ,các năm còn lại so với năm gốc. Cũng có thể lấy năm trước bằng 100% , và năm sau so với năm liền trước đó.Trong trường hợp phải vẽ ba đường biểu diễn trở lên, thì chỉ có một cách là chuyển các đại lượng tuyệt đối thành đại lượng tương đối. Khi vẽ biểu đồ đường, chú ý chọn chiều cao và chiều rộng của các trục sao cho biểu diễn đảm bảo tính mĩ thuật, dễ đọc, nhất là ở những chỗ các đường biểu diễn khá sít nhau. Cần đặc biệt chú ý vẽ các đường biểu diễn theo đúng các kí hiệu chú giải đã thiết kế trước. Có thể ghi chú ở cuối mỗi đường. 3. Biểu đồ kết hợp cột và đường : -Đây là dạng biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và đường biểu diễn. Do phải biểu hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau. Loại biểu đồ này rất phổ biến ,thông thường dùng hai trục đứng cho hai chuỗi số liệu thể hiện hai đối tượng khác nhau. Ngay trong địa lí tự nhiên, học sinh đã gặp biểu đồ khí hậu,trong đó biểu đồ cột thể hiện lượng mưa theo tháng, còn đường biểu diễn biến trình nhiệt độ năm. Ta có thể gặp dạng biểu đồ này trong địa lí kinh tế -xã hội, chẳng hạn như thể hiện biến động của diện tích và năng suất ( hay sản lượng )của một loại cây nào đó ... -Về nguyên tắc, ta có thể sử dụng biểu đồ kết hợp cột và đường để thể hiện hai đối tượng hay quá trình mà có thể nhiều hơn. Chẳng hạn, trên cùng một hệ trục tọa độ có thể biểu diễn cả diện tích gieo trồng và năng suất của hai loại cây theo cùng một thước đo( Ví dụ diện tích và năng suất lúa từng vụ) .Tuy nhiên, điều này không phổ biến lắm vì có thể làm ảnh hưởng đến tính trực quan của biểu đồ. Do trên biểu đồ có đường biểu diễn, nên trên trục ngang cần chú ý độ dài của các vạch chia phải tương ứng tỉ lệ với các khoảng thời gian. Chú ý lựa chọn thang của hai trục giá trị Y và Y’cho thích hợp, đảm bảo biểu đồ dễ đọc và đẹp. Các đối tượng được thể 5 một số nhóm khác nhau, thì nên thể hiện các thành phần thuộc cùng nhóm cạnh nhau. - Cần thiết kế chú giải, chú ý các thành phần nào chiếm tỉ trọng nhỏ (ít ô vuông ) thì dùng nét kẻ đậm hay kẻ màu, kẻ ô chéo , còn thành phần chiếm tỉ trọng lớn ( nhiều ô vuông ) thì dùng nét trải thưa hay chấm ,gạch chữ thập nhưng phải đảm bảo tính thẩm mĩ. -Biểu đồ này cũng có thể dùng để thể hiện cơ cấu, nhưng nói chung kiểu biểu đồ này ít dùng, vì khi vẽ tốn thời gian, tốn diện tích thể hiện, khả năng truyền tải thông tin có hạn ( ví dụ : thể hiện phần lẻ không uyển chuyển bằng biểu đồ tròn) Phần III: Hệ thồng phân loại ,dấu hiệu nhận biết đặc trưng -Để giúp các em học sinh thuận lợi nhất trong quá trình làm bài thi đối với phần kiến thức kĩ năng của các đề thi môn Địa lí, tôi xin được trao đổi những “bí quyết” để học sinh nhận dạng tốt và làm tốt phần kĩ năng bài thi môn Địa lí như sau: *Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 phần: Lời dẫn (đặt vấn đề); Bảng số liệu thống kê; Lời kết (yêu cầu cần làm) I. Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề): *Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau: 1.Dạng lời dẫn có chỉ định: Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng năm...”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện. 2.Dạng lời dẫn kín: Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau... Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất.... thể hiện. và cho nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi. Với dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho 7 - Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ. Ví dụ: diện tích (ha), năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời gian. Chọn biểu đồ kết hợp. - Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, mét, ha...) diễn biến theo thời gian. Chọn biểu đồ chỉ số. - Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ: tổng số, chia ra: nông - lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng; hay biểu đồ miền. Cần lưu ý: ▪ Nếu vẽ biểu đồ hình tròn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính toán phải bằng 100% tổng. ▪ Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu đồ hình tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng (theo đại lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện. ▪ Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua từ 4 thời điểm trở lên (trường hợp này không nên vẽ hình tròn). III.Căn cứ vào lời kết của câu hỏi: Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý cho vẽ một loại biểu đồ cụ thể nào đó. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau Anh (chị) hãy vẽ biểu đồ thích hợp... Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó”. Như vậy, trong lời kết của câu hỏi đã ngầm cho ta biết nên chọn loại biểu đồ (thuộc nhóm biểu đồ cơ cấu) là thích hợp. Phần IV: Hệ thống các phương pháp đặc trưng để giải các dạng bài tập trong chuyên đề. -Phương pháp nhận dạng trực tiếp. 9 + Trục hoành thể hiện các tỉnh, thành phố. - Bước 3: + Tiến hành vẽ theo số liệu đã cho của từng tỉnh theo đúng trật tự đã cho trong bảng số liệu. + Mỗi cột ứng với diện tích của một tỉnh. + Dùng kí hiệu riêng để phân biệt các tỉnh. - Bước 4: Viết tên biểu đồ. Lập bảng chú giải. b.Nhận xét biểu đồ. Ví dụ 2: (Bài tập 3 SGK - T69) Dựa vào bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ (tỉ đồng) Năm 1995 2000 2002 Tiểu vùng Tây Bắc 320,5 541,1 696,2 Đông Bắc 6179,2 10657,7 14301,3 Hãy vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Giáo viên hướng dẫn thực hiện theo các bước: *Vẽ biểu đồ: Biểu đồ cột ghép - Bước 1: Học sinh nghiên cứu bảng 18.1 ( Đơn vị, số liệu). Chọn tỉ lệ thích hợp: 1cm tương ứng bằng 2000 tỉ đồng - Bước 2: Vẽ hệ trục tọa độ: + Trục tung thể hiện đơn vị ( tỉ đồng) 11 19 6043.0 31.8 19225.1 90 6559.0 34.8 22836.5 19 6766.0 36.9 24963.7 93 7099.7 38.8 27523.9 19 7363.0 39.6 29145.5 95 7660.3 42.4 32529.5 19 7700.0 45.9 34454.4 97 19 98 20 00 20 02 a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990 – 2002. b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân sự tăng trưởng đó. * Trả lời: a) Vẽ biểu đồ: - Xử lí bảng số liệu: Bảng số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta thời kì 1990 – 2002(%) N Diện tích Năng suất Sản lượng ăm lúa 19 10 100 100 90 0 109. 118. 19 10 4 8 93 8.5 116. 129. 13
Tài liệu đính kèm:
chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_dia_li_thcs.doc