Biện pháp Nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo

Biện pháp Nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo

Ở chương trình tiểu học, phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt

quan trọng trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phải vận dụng các hiểu biết kiến thức về Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn thực hiện mục tiêu quan trọng nhất của dạy học là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

+ Tìm hiểu thực trạng vấn đề dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 2.

+ Giúp bản thân nắm vững hơn về dạy Tập làm văn trong trường Tiểu học.

+ Giúp học sinh lớp 2 nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo

pptx 33 trang Hiền Tài 12/07/2024 69811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG  
BÀI THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
Tên đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo ” 
Giáo viên trình bày: 
2. Thực hiện biện pháp 
2 
 Lý do chọn biện pháp 
1 
 Kết luận và đề xuất 
4 
 BÁO CÁO 
Biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo 
3. Hiệu quả của biện pháp 
3 
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Ở chương trình tiểu học, phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt 
quan trọng trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phải vận dụng các hiểu biết kiến thức về Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn thực hiện mục tiêu quan trọng nhất của dạy học là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Tôi rất băn khoăn, trăn trở về vấn đề này và đã quyết định chọn đề tài : “Biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo ” 
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
+ Tìm hiểu thực trạng vấn đề dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 2. 
+ Giúp bản thân nắm vững hơn về dạy Tập làm văn trong trường Tiểu học. 
+ Giúp học sinh lớp 2 nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn. 
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
+ Phương pháp nghiên cứu. 
+	 Phương pháp khảo sát thực tế. 
+ Phương pháp thu thập thông tin. 
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
-	Qua thực tế giảng dạy, khảo sát đầu năm (kể về người thân, 
kể về gia đình) khi học sinh thực hành làm bài tập viết đoạn văn ngắn tôi thấy kết quả như sau: 
Bảng 1: Kết quả khảo sát viết đoạn văn của học sinh lớp 2 đầu năm học 2022- 2023 
Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy ngay rằng tỉ lệ bài viết của học sinh chưa đạt yêu cầu còn rất cao, đòi hỏi tôi phải tìm biện pháp giúp các em viết đoạn văn ngắn được tốt hơn. 
Tổng số học sinh 
Viết câu văn trọn ý, đảm bảo yêu cầu, đoạn viết giàu hình ảnh, có cảm xúc. 
Viết câu văn có ý theo yêu cầu đề bài, diễn đạt câu chưa gãy gọn, một số từ dùng chưa chính xác, ít xúc cảm. 
Chưa biết viết văn, gạch đầu dòng, xuống dòng tùy tiện, không rõ ý, rõ câu. 
 Không sử dụng dấu câu khi viết văn. 
SL 
TL 
     SL 
     TL 
    SL 
   TL 
   SL 
   TL 
29 em 
0 
0 
15 
51,8% 
10 
34,4% 
4 
13,8% 
NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Biện pháp 1 : Xây dựng động cơ, tạo hứng thú học tập cho học sin h 
Biện pháp 2 :  Bổ sung hệ thống câu hỏi gợi ý 
Biện pháp 3:  Thực hiện dạy học tích hợp 
Biện pháp 5 : Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn đủ ý, đúng ngữ pháp có cảm xúc 
Biện pháp 7 :  Tăng cường kiểm tra và chữa bài 
Biện pháp 4 : Trang bị cho học sinh một số từ ngữ, hình ảnh thuộc chủ đề 
Biện pháp 6 : Giúp học sinh nắm được các bước viết một đoạn văn ngắn 
Biện pháp 1 : Xây dựng động cơ, tạo hứng thú học tập cho học sinh 
Để có thể tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong tôi đã xây dựng động cơ, tạo hứng thú học tập cho các em như sau : 
Tạo ra môi trường thân thiện giữa thầy và trò, duy trì không khí lớp học thoải mái, giải phóng sự lo sợ, áp lực của học sinh. 
Xác định được mục tiêu học tập, giáo viên cần phải chuẩn bị giáo án thật tốt, các phương tiện dạy học phải hấp dẫn như lời nói 
nhẹ nhàng, lôi cuốn, hình ảnh trực quan sinh động. 
Ví dụ : Khi kể về về công việc làm một tấm bưu thiếp. Tập làm văn (trang 73 – Sách tiếng Việt 2 tập hai Chân trời sáng tạo), tôi đã giới thiệu cho các em quan sát cách thực hiện qua hệ thống tranh ảnh (các hình ảnh trên máy chiếu, video...). 
Từ đó giúp các em có thêm hứng thú học tập đồng thời nhanh chóng hơn trong việc lựa chọn danh thiếp đẹp để thuật lại. 
- Tổ chức dạy học ngoài trời : 
Ví dụ : Khi viết tình cảm của em khi được tham gia một ngày hội ở trường (trang 129 – Sách tiếng Việt 2 tập hai Chân trời sáng tạo) dựa vào gợi ý, ngay từ đầu năm tôi đã cho các em ra sân trường quan sát tham gia mọi hoạt động mà nhà trường tổ chức: 
+ Quan sát bao quát ( hoạt động, màu sắc) của ngày hội. 
+ Qua sát chi tiết (từ ngữ miêu tả các chi tiết, các hoạt động diễn ra) của ngày hội. 
+ Viết và sửa lỗi từ, câu,... miêu tả cho học sinh. 
Sau khi các em nắm được mục đích, yêu cầu khi quan sát, các em đã nhanh chóng lựa chọn đối tượng khác nhau để làm bài (hoạt động, âm thanh, hình ảnh, cảm xúc ...), thấy được ý nghĩa của ngày hội. Từ đó các em nâng cao ý thức chăm học, chăm làm... Và điều quan trọng nhất là các em rất hào hứng học tập, hoàn thành đoạn văn một cách dễ dàng hơn. 
Bên cạnh đó, giáo viên cần phải tăng cường tích cực hoá trong hoạt động học tập. Nếu các em tiến bộ, giáo viên cần động viên, khích lệ một cách kịp thời. 
Biện pháp 2 :	Bổ sung hệ thống câu hỏi gợi ý 
Bước 1: Nắm vững nội dung, yêu cầu của bài tập. 
GV viết yêu cầu bài tập lên bảng (trên phiếu) 
HS xác định yêu cầu của bài tập, GV dùng thước gạch chân cụm từ trọng tâm của bài tập mà HS cần nắm vững. 
Ví dụ: tả về một đồ chơi của em (bài 3 trang 142 – sách tiếng Việt 2 tập hai Chân trời sáng tạo) 
Bước 2: Hướng dẫn các đối tượng HS viết đoạn văn bằng câu hỏi gợi ý. 
*Đối với HS hoàn thành: 
+ Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở ( theo yêu cầu). 
+ HS nói theo từ ngữ đã cho, đặt câu theo hướng dẫn. 
+ HS viết câu liên kết logic giữa các ý trong đoạn. 
+ HS viết đạt được số câu theo yêu cầu. 
Đối với những bài có câu hỏi gợi ý sơ sài, giáo viên có thể bổ sung thêm câu hỏi. 
Đối với những bài không có câu hỏi gợi ý, giáo viên soạn câu 
hỏi cho các em, giúp các em có một điểm tựa để làm bài. 
Ví dụ : Kể về người thì đoạn văn phải đảm bảo giới thiệu được người đó là ai, hình dáng (nước da, đôi mắt, hàm răng, quần áo...) như thế nào? Có những cử chỉ như thế nào với em? Tình cảm của người đó dành cho em và của em dành cho người đó? 
Cụ thể : Hệ thống câu hỏi ở sách giáo khoa như sau : a, Ông, bà (hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi? b, Ông, bà (hoặc người thân) của em làm nghề gì? 
c, Ông, bà (hoặc người thân) của em yêu quý chăm sóc em như thế nào? 
Tôi đã hướng dẫn các em dựa vào câu hỏi gợi ý trên. 
- Tính tình của người đó ra sao? Người đó có thói quen gì? Sở thích của người đó là gì? 
Ví dụ : Bố em là người rất nghiêm khắc hoặc Mẹ em là một người dịu dàng 
- Cử chỉ, lời nói, việc làm của người như đó thế nào? 
Ví dụ : Mẹ em người luôn quan tâm, lo lắng cho gia đình. Ngoài công việc ở cơ quan, mẹ còn phải làm bao nhiêu là việc 
-	Tình cảm của em đối với Ông, bà (hoặc người thân) của em? 
Hướng dẫn các em nêu nhận xét hay cảm nghĩ của em về người thân hoặc trong bài làm các em viết xen lẫn cả đặc điểm và tính tình, tính tình và cảm nghĩ.. 
* Đối với dạng bài: Kể ngắn về bốn mùa. 
- Yêu cầu học sinh khi kể phải đảm bảo giới thiệu mùa đó bắt đầu từ bao giờ? Mùa đó có điểm gì nổi bật về thời tiết, về bầu trời,.... 
Ví dụ : Khi viết về mùa hè, ngoài câu hỏi gợi ý trong sách, tôi đã hướng dẫn thêm cho các em một số câu hỏi sau : 
Mùa hè, em nghe được những âm thanh gì ở khắp nơi? 
Tiếng ve làm cho mọi người cảm thấy như thế nào? 
hoặc : -	Theo em, mùa hè loại hoa nào nở nhiều nhất? 
● 
Màu sắc của hoa như thế nào? 
hay : -	Quả gì em hay được ăn vào mùa hè? 
● 
Màu sắc và vị của nó như thế nào? 
Mùa hè, em thường làm gì và được đi đâu chơi? 
Khi giáo viên hệ thống hóa kiến thức một cách kỹ lưỡng thì học 
sinh sẽ phân biệt rõ được đặc điểm của từng đối tượng và các em sẽ tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc .... 
Biện pháp 3: Thực hiện dạy học tích hợp 
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tích hợp kiến thức của 
phân môn Tập làm văn với các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu để liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan đến các chủ đề học tập các phân môn nhằm cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ cho học sinh. 
Ví dụ : Khi học qua bài Tập đọc “Hoa mai vàng” (Bài 4 Thiên nhiên muôn màu sách tiếng Việt 2 tập hai trang 53 sách Chân trời sáng tạo) 
Học sinh có thể vận dụng một số chi tiết để kể về vẻ đẹp hoa mai vàng, cánh hoa, nụ hoa, màu sắc để phục vụ cho bài Kể về một loại cây. 
Khi học song bài Tập đọc “Chuyện bốn mùa” (Bài 1. Bốn mùa tươi đẹp sách tiếng Việt 2 tập hai trang 26 sách Chân trời sáng tạo) 
Học sinh đã nắm thêm về đặc điểm của các mùa Xuân, Hạ, Thu, 
Đông. Từ đó giúp học sinh viết đoạn văn tả về một trong các mùa được thuận tiện hơn 
Nhờ thực hiện biện pháp này mà tôi đã góp phần giúp các em mở rộng thêm một số chi tiết, hình ảnh phục vụ cho những tiết Tập làm văn có nội dung liên quan. 
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả của dạy học tích hợp, tôi đã tăng cường luyện nói, luyện kể, cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc, Kể chuyện. 
Biện pháp 4 : Trang bị cho học sinh một số từ ngữ, hình ảnh thuộc chủ đề 
Học sinh Tiểu học (nhất là học sinh lớp 2) vốn từ của các em còn hạn. Vì vậy, giáo viên nên bổ sung thêm cho các em dựa vào từng chủ đề. 
Ví dụ : 
+ Tả nắng của mùa hè có thể dùng hình ảnh : nắng chói chang; nắng như thiêu như đốt; nắng như	đổ lửa; nắng cháy da, cháy thịt 
+ Tả về tiếng hót của chim : líu lo, véo von, vang lừng, ríu rít 
+ Tả thân hình : mảnh khảnh, mảnh mai, gầy gò, béo tròn, thon thả  
+ Nước da : đen sạm, trắng hồng, bánh mật, xanh xao, ngăm đen  
+	 Mái tóc : đen bóng, óng mượt, bồng bềnh, đen óng ả, mượt mà 
+ Khuôn mặt : Trái xoan, đầy đặn, tròn trịa, xương xương.... 
+ Tả mặt biển : xanh, rộng, mênh mông , xanh	ngắt  
+ Tả giọt sương : long lanh, lấp lánh, lung linh 
Biện pháp 5 : Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn đủ ý, đúng ngữ pháp có cảm xúc 
Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết ngữ pháp, các khái niệm từ và câu được hình thành thông qua thực hành luyện tập. 
Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ là rất cần thiết trong giờ học Tập làm văn. Sử dụng 
phương pháp này giáo viên giúp học sinh nhận ra cấu tạo câu, nhằm giúp các em viết câu đúng, đủ bộ phận. 
Ví dụ : 
- Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn Luyện từ và câu 
: “Ai - là gì?”, “Ai - làm gì?”,	 Ai - thế nào?” , bản thân tôi đã hướng dẫn học sinh nhận biết những vấn đề sau : 
Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa? - Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai?(hoặc cái gì?/con gì)? ; Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Là gì? (hoặc làm gì?/như thế nào?) - Đó chính là hình thức cấu tạo câu. 
Người đọc, người nghe có hiểu nội dung chưa?- Là đảm bảo về mặt ý nghĩa. 
Để giúp các em có thể viết đoạn văn đủ ý, đúng ngữ pháp và có cảm xúc, tôi đã hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời miệng từng câu hỏi. Gợi ý cho học sinh trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau. Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng, gợi ý cho các em thay thế các từ dùng chưa phù hợp (nếu có). 
Hướng dẫn học sinh viết thành câu, sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý để hoàn chỉnh bài làm miệng. 
Ví dụ : Khi viết về tình cảm của em với một người thân trong gia đình, tập làm văn (sách tiếng Việt 2 tập hai trang 113 sách Chân trời sáng tạo) 
có em viết : “Em yêu nhất là bố. Bố em cao. Bố em làm nghề công an. Bố em 32 tuổi. Bố em rất hay chơi với em. Em sẽ không để bố buồn”. 
Khi kể về các mùa trong năm, tôi đã hướng dẫn các em thể hiện cảm xúc về một mùa nào đó như : Ôi, mùa hè thật tuyệt! – Mùa xuân sao mà đáng yêu đến thế! - Ôi, mùa thu sao mà diệu kỳ đến vậy! ) 
Khi đó, học sinh sẽ thấy được vẫn là ý tưởng cũ nhưng đoạn văn đã được lột xác, thêm thắt những từ ngữ trau chuốt hơn làm cho đoạn văn hay hơn. 
Bên cạnh đó, đối với một số học sinh có năng khiếu, tôi đã hướng 
dẫn mẫu các câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa, so sánh để bài viết sinh động hơn (không đưa ra tên gọi những thuật ngữ này). 
Biện pháp 6 : Giúp học sinh nắm được các bước viết một đoạn văn ngắn 
Cụ thể tôi đã hướng dẫn các em theo các bước đơn giản như sau : 
* Bước 1 : Viết câu mở đoạn : Giới thiệu về đối tượng cần viết (có thể diễn đạt bằng một câu). 
* Bước 2 : Phát triển đoạn văn : Kể về đối tượng (về hình dáng, 
đặc điểm, hoạt độngtùy theo đối tượng đã giới thiệu để lựa chọn ý cho phù hợp; Lưu ý : tìm những điểm nổi bật. Đặc biệt là khi kể về người thân, về bạn thân, về cô giáo hay thầy giáo lớp 1, cần kể thêm kỉ niệm đáng nhớ). 
*Bước 3 : Câu kết đoạn : Nói về tình cảm, suy nghĩ, mong ước của em về đối tượng đã kể hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đó đối với mọi người (có thể viết một câu). 
Ví dụ : Viết đoạn văn ngắn khoảng từ 4 đến 5 câu nói về nói về tình cảm của em với một người bạn.( trang 97 sách tiếng Việt 2 tập hai Chân trời sáng tạo) 
+ Gợi ý : 
Bạn em tên là gì? 
Em và bạn thường cùng làm những việc gì? 
Em thích nhất điều gì ở bạn? 
+ Giáo viên minh họa để học sinh hiểu cách làm : 
* Bước 1 : Câu mở đoạn (giới thiệu về bạn thân) : Từ lúc còn học lớp lá em đã rất thân một người bạn, bạn ấy tên là Linh 
Bước 2 : Các câu phát triển (kể cụ thể về bạn mình) : Linh là 
người bạn lớn lên cùng với em. Nhà Linh ở ngay gần nhà em, chúng em cùng nhau lớn lên. Linh là một người bạn rất xinh xắn và đáng yêu. Mỗi buổi sáng, chúng em cùng nhau đi đến trường. Sau khi đi học về, em và Linh cùng nhau chơi đồ hàng ở nhà em. Chúng em cùng nhau làm bài tập về nhà vào buổi tối....... 
Bước 3 : Câu kết thúc (tình cảm của em đối với bạn) : Em rất thích chơi cùng với Linh. Em mong chúng em mãi thân thiết như bây giờ. 
Ví dụ: Hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu nói về tình cảm của em đối với anh chị em của em tập làm văn (trang 105 sách tiếng Việt 2 tập hai Chân tròi sáng tạo) 
Bước 1 : Câu mở đoạn (giới thiệu về anh (chị) em) : Anh trai em tên là Minh Khang, anh không chỉ là một học sinh xuất sắc được thầy cô, bạn bè quý mến mà anh còn là một người anh tốt bụng nhất trên đời này 
Bước 2 : Các câu phát triển (kể về tình cảm của anh dành cho em) :. Anh Minh Khang chỉ hơn em 2 tuổi nhưng lúc nào anh cũng nhường nhịn, yêu thương và chăm sóc cho em. Mỗi khi có đồ chơi mới hay những món ăn ngon, anh đều nhường nó cho em. Anh Minh Khang không chỉ nhường nhịn mà còn hay dạy em học bài. Em rất yêu quý anh trai của mình. 
Bước 3 : Câu kết thúc (nhận xét về người anh) : Em rất yêu quý anh trai của mình. 
Biện pháp 7 : Tăng cường kiểm tra và chữa bài 
Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp học sinh nhận ra lỗi sai 
để điều chỉnh, sửa chữa, hoàn chỉnh bài văn. Học sinh lớp 2 chưa được học và luyện tập nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ có nhiều lỗi sai. Trong quá trình sửa bài, giáo viên phát hiện, giúp học sinh khắc phục, biết lựa chọn, thay thế các từ ngữ cho phù hợp. 
+ Lần 1 : Dựa vào hệ thống câu hỏi và gợi ý của giáo viên để viết bài vào nháp (giáo viên kiểm tra, chỉnh sửa). 
+ Lần 2 : Làm bài vào vở Bài tập Tiếng Việt (giáo viên kiểm tra, 
chỉnh sửa). 
+ Lần 3 : Hoàn thiện vào vở Tập làm văn. 
Hiệu quả của biện pháp 
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, kỹ năng viết đoạn 
văn ngắn của học sinh lớp tôi phụ trách. Bản thân tôi nhận thấy các em đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, nhiều học sinh phấn khởi hơn khi học phân môn này. Cụ thể: 
+ Học sinh biết được cách viết đoạn văn theo yêu cầu của từng bài, nhiều học sinh viết hay, sáng tạo và liên kết câu trong đoạn văn rất tốt. 
+ Học sinh củng cố các từ ngữ và sử dụng tốt các từ ngữ trong từng chủ đề để viết đoạn văn. 
+ Học sinh biết cách liên hệ thực tế để viết đoạn văn ngắn đảm bảo tính logic trong từng chủ đề. 
Qua khảo sát lần cuối năm học, tôi thấy không còn tình trạng học sinh không sử dụng dấu câu khi viết văn, biết dùng từ ngữ phù hợp hơn, diễn đạt trôi chảy hơnkết quả thu được như sau : Bảng 2: Kết quả khảo sát viết đoạn văn của học sinh lớp 2 cuối năm học 2022- 2023 
 Tổng số học sinh 
Viết câu văn trọn ý, đảm bảo yêu cầu, đoạn viết giàu hình ảnh, có cảm xúc. 
Viết câu văn có ý theo yêu cầu đề bài, diễn đạt câu chưa gãy gọn, một số từ dùng chưa chính xác, ít xúc cảm. 
Chưa biết viết văn, gạch đầu dòng, xuống dòng tùy tiện, không rõ ý, rõ câu. 
 Không sử dụng dấu câu khi viết văn. 
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
29 em 
16 
52,2% 
13 
44,8% 
0 
0% 
0 
0% 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
KẾT LUẬN 
Trong quá trình áp dụng một số biện pháp trên, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau : 
Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, quan tâm chăm sóc, gần gũi với học sinh. 
Lựa chọn phương pháp dạy học, có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. 
Sử dụng tối đa đồ dùng dạy học và có hiệu quả trong từng tiết dạy. 
Phải tạo lớp học không khí thoải mái, sinh động để tạo sự ham thích học tập ở học sinh thông qua một số trò chơi phục vụ bài học. 
Đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài, quan sát thực tế, sử dụng đồ 
dùng dạy học 
Đặt các tình huống có vấn đề giúp học sinh luôn suy nghĩ, tìm tòi để phát 
triển tư duy, khơi gợi niềm say mê ở các em, học cách ghi nhớ để nhớ lâu kiến thức. 
Phải để các em tự do trình bày ý kiến của mình, không ngắt lời khi học sinh đang phát biểu, tạo cho các em sự tự tin. 
KIẾN NGHỊ 
+ Đối với giáo viên : 
Tích cực tham gia các Chuyên đề do Nhà trường tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn. 
Người giáo viên cần hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình do đó cố gắng trau dồi sách vở, học hỏi từ đồng nghiệp cũng như đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. 
+ Đối với Nhà trường : 
- Duy trì và phát triển tốt các hoạt động Ngoài giờ lên lớp, nhất là việc thành lập và phát triển các Câu lạc bộ : Toán; Em yêu Tiếng Việt... để các em phát huy hết năng khiếu của mình, có thể tự học hỏi bạn bè nhằm mở rộng và nâng cao vốn từ cho các em. 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN BGK 
VÀ CÁC BẠN ĐỒNG NGHIỆP ĐÃ LẮNG NGHE 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbien_phap_nang_cao_chat_luong_viet_doan_van_ngan_cho_hoc_sin.pptx