Biện pháp Nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2

Biện pháp Nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2

Trong trường Tiểu học môn Tiếng Việt có nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Trong đó phải kể đến Bài viết 2 (ở lớp 2 hiện hành được gọi là phân môn Tập làm văn), đó là một phân môn của môn Tiếng Việt chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng viết, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học. Khi học sinh viết tốt, thì các em mới có thể tiếp thu, diễn đạt các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới có được các năng lực và phẩm chất một cách hoàn thiện.

Ngay từ đầu năm học, việc học môn Tiếng việt theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng của môn học này bởi nó chiếm 350 tiết/ năm học. Là môn học có số tiết nhiều nhất trong các môn học chính ở lớp 2. Điều này đã chứng tỏ môn Tiếng Việt luôn được chú trọng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình học của các em.

Tôi thấy ở chương trình Tiếng Việt cũ các em được luyện viết rất ít qua phân môn Tập làm văn. Nhưng lớp 2 năm nay được học theo chương trình GDPT 2018 có nhiều sự đổi mới cả về hình thức cũng như nội dung. Tức là cuối tuần học nào các em cũng được luyện viết qua Bài viết 2.

ppt 33 trang Hiền Tài 04/09/2024 168030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG  
BÀI THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
Tên đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2”. 
Giáo viên trình bày: 
“Biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2”. 
. 
I. Lý do lựa chọn biện pháp 
II. Nội dung biện pháp 
III. Hiệu quả đạt được 
V. 
Đề xuất, kiến nghị 
IV. 
Kết l uận 
Trong trường Tiểu học m ôn Tiếng Việt có nhiệm vụ vô c ùng quan trọng, đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Trong đó phải kể đến Bài viết 2 (ở lớp 2 hiện hành được gọi là phân môn Tập làm văn), đó là một phân môn của môn Tiếng Việt chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng viết, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học. Khi học sinh viết tốt, thì các em mới có thể tiếp thu, diễn đạt các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới có được các năng lực và phẩm chất một cách hoàn thiện. 
I. Lí do chọn biện pháp 
I. Lí do chọn biện pháp 
	Ngay từ đầu năm học, việc học môn Tiếng việt theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng của môn học này bởi nó chiếm 350 tiết/ năm học. Là môn học có số tiết nhiều nhất trong các môn học chính ở lớp 2. Điều này đã chứng tỏ môn Tiếng Việt luôn được chú trọng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình học của các em. 
 Tôi thấy ở chương trình Tiếng Việt cũ các em được luyện viết rất ít qua phân môn Tập làm văn . Nhưng lớp 2 năm nay được học theo chương trình GDPT 2018 có nhiều sự đổi mới cả về hình thức cũng như nội dung. Tức là cuối tuần học nào các em cũng được luyện viết qua Bài viết 2 . Ở Bài viết 2 học sinh phải thực hiện được các hoạt động sau: 
 HS thực hiện 2 hoạt động: 
+ Hoạt động 1: Luyện nói về nội dung bài 
+ Hoạt động 2: Kĩ năng viết văn 
 Nhận thức được vấn đề trên, qua thời gian dạy tôi luôn hiểu được rằng dạy học môn Tiếng Việt là rất quan trọng. Sự quyết định thành công hay không là học sinh phải biết viết văn qua mỗi tuần học. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp mình đã và đang áp dụng trong việc dạy học cho các em trong thời gian qua. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2”. 
Với mục đích: 
I. Lí do chọn biện pháp 
CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
2. Đối tượng áp dụng 
 Học sinh lớp 2C- Trường Tiểu học Minh Tân do tôi chủ nhiệm 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng biện pháp 
Mục tiêu khi áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2” : 
- Giúp học sinh viết hoàn chỉnh các câu văn. 
- N ắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn. 
- Đảm bảo nội dung bài viết, số câu theo yêu cầu. 
- Biết cách trình bày một đoạn văn. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2.1. Cơ sở lí luận 
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Bởi vậy, nâng cao kĩ năng viết văn cho học sinh là hết sức cần thiết đối với giáo viên ở bậc Tiểu học. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2.1. Cơ sở lí luận 
Dạy tốt các Bài viết 2 còn tạo cho học sinh một nền tảng vững chắc để học tốt môn Tiếng Việt và tất cả các phân môn khác. Học sinh có kĩ năng viết sẽ giúp các em diễn đạt câu từ ngắn gọn, dễ hiểu, tự tin hơn khi trình bày trước đám đông. Những kĩ năng này không phải tự nhiên mà có. Kĩ năng này phải từng bước hình thành trong quá trình học và trường Tiểu học luôn nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2.1. Cơ sở lí luận 
Bài viết 2 là một hoạt động thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành kĩ năng viết cho học sinh. Ngoài ra, Bài viết 2 trong môn Tiếng Việt còn có nhiệm vụ: 
+ Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. 
+ Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh. 
+ Giáo dục tư tưởng, đạo đức, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2.2. Cơ sở thực tiễn 
Đây là năm thứ hai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối 
với lớp 2, do vậy đối với cả cô và trò vẫn còn chút bỡ ngỡ. Mặt khác dịch Covit 19 diễn biến phức tạp trong năm học trước, các em nghỉ trong thời gian dài mà lượng kiến thức trọng tâm thì nhiều phải dạy dồn lại trong một khoảng thời gian rất ngắn. Đã vậy tháng 8 các em không được rèn luyện trong hè mà vào đầu tháng 9 các em phải học chương trình mới luôn. 
Đặc thù của lứa tuổi tiểu học là các em còn mải chơi, mau quên, mà nghỉ học trong thời gian lâu như vậy đã dẫn đến tình trạng nhiều em quên gần hết kiến thức do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến kĩ năng viết của các em. 
 Trong thời gian giảng dạy ở Trường tiểu học Minh Tân tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh khối lớp 2 đã biết viết. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều em. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2.2. Cơ sở thực tiễn 
 Viết bài còn chưa đúng yêu cầu, viết không đủ số câu,thường lặp lại câu đã viết, viết chưa đúng chính tả và trình bày chưa khoa học... Nguyên nhân chủ yếu là vốn kiến thức và hiểu biết của các em còn hạn hẹp. Một số em còn tự ti, lo sợ mình viết không đúng nên không dám viết. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện sống của học sinh ở địa bàn dân cư nghèo, gia đình không đủ điều kiện để quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ Điều này đã ảnh hưởng đến việc học tập nói chung và phân môn Bài viết 2 nói riêng. 
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
2.2. Cơ sở thực tiễn 
 Với thực trạng đó, tôi đã nghiên cứu kĩ các tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và Bài viết 2 nói riêng theo chương trình GDPT 2018, để từ đó xác định phương pháp dạy học hay, phù hợp với các em. Đặc biệt là biện pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 sao cho tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất. 
3. Nội dung biện pháp: 
Trong quá trình dạy học tôi sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp phát huy tích cực chủ động của học sinh nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực cốt lõi và đặc biệt là NL ngôn ngữ. Các phương pháp thường được sử dụng trong dạy phân môn Bài viết 2 chủ yếu là: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp phỏng vấn, phương pháp gợi mở, phương pháp diễn giảng, các phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp trò chơi và các phương pháp khác cũng được vận dụng một cách linh hoạt. Ngoài ra trong quá trình dạy tôi còn vận dụng tích hợp liên môn một cách nhẹ nhàng gây hứng thú cho học sinh. Trong quá trình dạy học tôi cũng thường phân chia đối tượng để có cách dạy phù hợp. 
4. Q uy trình thực hiện biện pháp : 
Từ kết quả khảo sát trên, tôi định hướng được một số giải pháp nhằm rèn kĩ năng viết văn đoạn văn cho học sinh lớp 2 như sau: 
Giải pháp 1: Giúp học sinh viết hoàn chỉnh các câu văn. 
 Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết, ngữ pháp, các khái niệm từ và câu được hình thành thông qua thực hành luyện tập. Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong quá trình học kĩ năng làm văn. Sử dụng phương pháp này giáo viên cần giúp học sinh nhận ra cấu tạo câu, giúp các em viết câu đúng, đủ bộ phận, diễn đạt ý rõ ràng, dễ hiểu. 
 Dựa vào các mẫu câu được học trong Luyện từ và câu: “ Ai là gì ?”, “ Ai làm gì ?”, “ Ai thế nào ?”, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết những vấn đề sau: 
 - Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?( hoặc Cái gì?/ Con gì)?, bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì (hoặc Làm gì?/ Như thế nào? ( Đó chính là đảm bảo về hình thức cấu tạo). 
4. Q uy trình thực hiện biện pháp : 
- Người đọc, người nghe có hiểu nội dung chưa? (Đảm bảo về mặt nghĩa) 
 Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học sinh viết dấu chấm câu phù hợp khi hết câu. 
 Khi học sinh đã nắm được cấu tạo câu cũng như cách viết câu hoàn chỉnh giáo viên cho học sinh hoạt động theo các hình thức phù hợp như hoạt động lớp, hoạt động nhóm, hoạt động độc lập để từ đó học sinh được chia sẻ và nắm chắc hơn kiến thức. Và hoạt động này không chỉ diễn ra ở giờ bài viết 2 mà còn được diễn ra ở các giờ học khác. 
4. Q uy trình thực hiện biện pháp : 
Giải pháp 2 : Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn. 
Để nâng cao kĩ năng làm văn giáo viên cần giúp học sinh xác định trình tự khi viết đoạn văn gồm: 
 - Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết: Có thể diễn đạt bằng một câu. 
 - Phát triển đoạn văn: Kể về đối tượng: Có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có thể diễn đạt 2 đến 3 câu hoặc nhiều hơn tùy theo năng lực học sinh. 
 - Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm suy nghĩ,mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của 
đối tượng đó đối với cuộc sống, với mọi người. 
 Ví dụ: Viết về đồ chơi hình một loài vật giáo viên cho học sinh xác định trình tự đoạn văn qua hệ thống câu hỏi: 
4. Q uy trình thực hiện biện pháp : 
- Đồ chơi hình một loài vật em định kể là con vật gì? 
- Hình dáng nó như thế nào? 
- Vì sao em thích con vật đó? 
 Ngoài ra giáo viên kết hợp với các dạng bài tập khác nhau như sắp xếp trật tự đoạn văn để học sinh có nắm chắc trình tự viết đoạn văn. 
 Giáo viên giúp cho học sinh hiểu có nhiều cách diễn đạt để bài làm các em được phong phú, tránh tình trạng dạy học sinh làm văn mẫu. Cần chủ động hình thành kỹ năng từng bước ở từng thời điểm thích hợp. Không nên áp đặt và đòi hỏi các em phải thể hiện được ngay những kỹ năng mới được hình thành.Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải kiên nhẫn, luôn tái hiện và lặp lại kiếnthức cho học sinh trong suốt năm học, giúp học sinh có được nền móng tốt choviệc rèn kĩ năng làm văn ở các lớp trên. 
4. Q uy trình thực hiện biện pháp : 
Giải pháp 3 : Tăng cường ôn tập củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh. 
 Giáo viên phải nắm các dạng đề làm văn ở lớp 2 để tổ chức ôn tập cho học sinh. Khi học sinh được ôn tập tốt, kiến thức được hệ thống hóa một cách chắc chắn, phân biệt rõ đặc điểm của các đối tượng sẽ giúp các em tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc, ảnh hưởng đến chất lượng bài viết của các em. Giúp học sinh biết vận dụng kỹ năng thực hành để bài viết đạt kết quả. 
4. Q uy trình thực hiện biện pháp : 
Đặc biệt không chỉ ở giờ Tập làm văn mà còn ở các giờ tập đọc để học sinh hiểu và cảm nhận được các bài văn. Ví dụ: Khi học về chủ đề “Vòng tay yêu thương”, “ Yêu kính ông bà”, “ Công cha nghĩa mẹ”, “ Con cái thảo hiền”, “Anh em thuận hòa”, “Chị ngã em nâng” (từ tuần 12 đến tuần 17), với rất nhiều những bài đọc thắm đượm tình cảm thương yêu trong gia đình, cùng với những tiết học ở các bài đã cung cấp, mở rộng vốn từ ngữ về gia đình cho học sinh. 
 * Các bước hình thành: 
- Hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời miệng từng câu hỏi. Gợi ý cho họcsinh trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau. 
Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng; cung cấp và gợi ý để các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thế cho từ cũ, có thể hướng dẫn mẫu các câu văn có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh để bài văn sinh động hơn (khuyến khích học sinh học vận dụng tốt, không bắt buộc tất cả các đối tượng học sinh thực hiện vì đây là phần kiến thức chưa học. 
4. Q uy trình thực hiện biện pháp : 
Giáo viên hướng dẫn mẫu và cung cấp các thành ngữ so sánh, cách nhân hóa nhưng không đưa những thuật ngữ này ra với đối tượng học sinh lớp 2). 
Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý để hoàn chỉnh bài làm miệng, giúp học sinh lựa chọn những câu từ gần gũi với đời sống của các em. Cho nhiều học sinh được luyện nói, nhận xét bổ sung cho nhau 
Sau đó hướng dẫn học sinh viết liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn. 
Giới thiệu những bài văn hay của học sinh ở năm học trước, nhằm khích lệ tinh thần học tập của học sinh . 
Động viên, khuyến khích học sinh giỏi viết nhiều hơn số câu quy định. 
- Hướng dẫn tỉ mỉ học sinh cách trình bày một đoạn văn sao cho khoa học hợp lý. 
4. Q uy trình thực hiện biện pháp : 
Giải pháp 4 : Thực hiện nghiêm túc việc chấm và chữa bài theo thông tư 27/2020/TT-BGDĐT 
 Trước mỗi bài viết giáo viên luôn định hướng cho học sinh những tiêu chí để học sinh dựa vào đó có thể nhận xét bài làm của bản thân cũng như bài của bạn. Khi chấm bài giáo viên cũng cần có sự nhận xét cụ thể về những lỗi sai của học sinh để định hướng cho học sinh khắc phục trong lần sau. 
4. Q uy trình thực hiện biện pháp : 
Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp học sinh nhận ra lỗi sai để tự điều chỉnh, sửa chữa, hoàn chỉnh bài văn. Học sinh lớp 2 chưa được học và luyện tập nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ có lỗi sai. 
 Ví dụ: Viết về một người lao động ở trường 
 Sau khi viết bài xong, học sinh là người chủ động lên chia sẻ bài và các bạn ở dưới lắng nghe, nhận xét theo tiêu chí cô đã đưa ra: 
- Bài viết đúng nội dung 
- Đảm bảo đủ số câu 
- Sai lỗi chính tả và lặp từ 
- Câu đủ thành phần. 
- Bài viết hay có nhiều sự sáng tạo 
4. Q uy trình thực hiện biện pháp : 
 Trong quá trình chấm bài, giáo viên phát hiện, giúp học sinh khắc phục,biết lựa chọn, thay thế các từ ngữ cho phù hợp. Đối với những bài làm có ý hay,giáo viên giúp học sinh trau chuốt thêm cho bài văn được hay hơn. 
 Ngoài ra khi chấm, chữa bài giáo viên luôn bám sát theo thông tư 2 7/2020/TT -BGDĐT để nhận xét , tuyên dương cũng như khích lệ kịp thời học sinh tiến bộ. Giáo viên giới thiệu những bài làm hay ở năm học trước, hoặc những bài hay của học sinh trong lớp cho các em tham khảo, từ đó nhận thấy sự khác nhau về cách diễn đạt trong cùng một đề tài, để các em hiểu rằng: Những bài làm thể hiện suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ và tôn trọng. 
4. Q uy trình thực hiện biện pháp : 
Giải pháp 5: Phối hợp với gia đình học sinh. 
 Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của từng em qua cổng tin nhắn Enetviet, điện thoại, đến gặp gia đình, nhóm zalo lớp không chỉ riêng về phân môn Bài viết 2 mà cả những môn học khác. 
 Ngoài ra tôi và phụ huynh chuẩn bị sẵn phương án khi có dịch bệnh bùng phát quay trở lại, làm thế nào để cô và trò vẫn triển khai được kiến thức, HS có đủ kiến thức, kĩ năng hoàn thành nhiệm vụ năm học. 
III . THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP : 
1. Đối tượng, nội dung, phương pháp thực nghiệm: 
- Đối tượng: Học sinh lớp 2C, trường Tiểu học Minh Tân	 
 - Nội dung: Nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2. 
- Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp làm mẫu, vấn đáp, trò chơi, trắc nghiệm, luyện tập – thực hành 
3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 
Qua kiểm tra khảo sát đầu năm của lớp khi chưa thực hiện giải pháp, tôi đã thu được kết quả như sau: 
Lớp 2C 
(31 HS) 
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
Khảo sát chất lượng 
5 
10 
16 
 	 Sau khi khảo sát, tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp phù hợp cho việc rèn kĩ năng viết cho HS. Qua hơn 1 tháng học, vận dụng các giải pháp trên tôi nhận thấy kĩ năng viết văn ở các em đã có sự thay đổi rõ rệt. Học sinh bước đầu đã biết viết đoạn văn, tự tin trình bày trước lớp, biết phê và tự phê theo các tiêu chí giáo viên đề ra. Kết quả ấy còn được cụ thể hóa qua bài kiểm tra viết ở lớp 2 như sau: 
3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 
Lớp 2C 
(31 HS) 
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
Khảo sát chất lượng 
12 
14 
5 
 	 Với kết quả đã đạt được ở trên giúp tôi hoàn thiện phương pháp dạy đã đề ra. Bên cạnh đó, việc các em biết cách viết văn đã giúp các em học tốt các môn khác như đọc và hiểu đề Toán nhanh hơn, cách viết câu trả lời ngắn gọn đủ ý. Các em nắm nội dung các môn học khác cũng nhanh hơn. 
IV . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Xác định được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng làm văn cho học sinh Tiểu học nói chung và đối với học sinh lớp Hai nói riêng, tôi nhận thấy việc hướng dẫn cho các em phương pháp rèn kĩ năng làm văn là hết sức cần thiết. Vì vậy, giáo viên cần hết sức linh hoạt để làm cho tiết Tiếng Việt trở thành một tiết học hứng thú và bổ ích. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lý, đúng mức. 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Tôi nghĩ rằng, để gặt hái được nhiều thành công, trong mọi việc đều phải có lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy, ngoài những biện pháp trên thì người giáo viên còn phải khơi dậy ở các em lòng say mê học tập; thổi vào học sinh luồng sinh khí mới, khơi gợi ở các em lòng say mê, ham thích học văn. Giáo viên cần biểu dương, động viên, khích lệ những em học tốt môn học này, nhằm động viên phong trào học tập ngày một tốt hơn trong nhà trường. Cần giữ mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, vì cha mẹ học sinh là yếu tố quan trọng để cùng với cô giáo chủ nhiệm, giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ học tập. 
 Từ thực tiễn giảng dạy, tôi rút ra một số giải pháp nâng cao chất lượng viết đoạn văn , tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và của cấp trên! 
2 . Đề xuất: 
2 .1 . Đối với giáo viên 
 - Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp kĩ thuật dạy học bằng nhiều hình thức như: trò chơi, đố vui, đóng vai, hoạt động nhóm,  phù hợp với đối tượng học sinh của mình. 
- Giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ bản thân bằng cách tự học qua đồng nghiệp hay tham khảo thêm tài liệu hay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. 
- Giáo viên luôn chú ý cả tư thế ngồi và cách cầm bút của HS. 
- Thực hiện tốt các tiết đọc thư viện hiệu quả, phát triển văn hoá viết cho HS ở mọi lúc mọi nơi ở nhà cũng như ở trường. 
 - Để n â ng cao chất lượng giáo dục nói chung và việc rèn kĩ năng viết văn cho HS nói riêng thì cần phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội . 
2 .2 . Đối với nhà trường : 
- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên. 
 - Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học như ti vi, máy tính, mạng Internet góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. 
 - Trang bị cho thư viện xanh có nhiều sách báo, ấn phẩm để tăng sự hứng thú tìm tòi khám phá cho HS. 
 - Đảm bảo sĩ số các lớp phù hợp, quan tâm sát sao rèn rũa HS nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS. 
 Trên đây là một số giải pháp tôi nhận thấy trong quá trình dạy viết đoạn văn cho học sinh . Rất mong quý đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm cho biện pháp được hoàn thiện hơn để chất lượng giải toán có lời văn của học sinh ngày được nâng cao. 
 Tôi cam kết đây là biện pháp do tôi nghiên cứu không sao chép hay vi phạm bản quyền; các biện pháp thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. 
2 . Đề xuất: 
2 .2 . Đối với nhà trường : 
- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên. 
 - Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học như ti vi, máy tính, mạng Internet góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. 
 - Trang bị cho thư viện xanh có nhiều sách báo, ấn phẩm để tăng sự hứng thú tìm tòi khám phá cho HS. 
 - Đảm bảo sĩ số các lớp phù hợp, quan tâm sát sao rèn rũa HS nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS. 
 Trên đây là một số giải pháp tôi nhận thấy trong quá trình dạy viết đoạn văn cho 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbien_phap_nang_cao_chat_luong_viet_doan_van_cho_hoc_sinh_lop.ppt